Sáng thứ Bảy ngày 12/12/2015, tại địa chỉ 285 Đội Cấn, Ba Đình,Hà Nội Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech đã tổ chức thành công buổi hội thảo “Công nghệ Bootstrap: Write once, Run everywhere” dưới sự dẫn dắt của diễn giả Nguyễn Ngọc Quyết, Team Leader của Công ty Thiết kế Giai Điệu.
Trước khi đến với buổi hội thảo này, nhiều bạn mang trong mình nỗi băn khoăn cần được giải đáp: “Có nên sử dụng Bootstrap khi thiết kế giao diện website?; “Sử dụng Bootstrap có thực tối ưu?” vàcó bạn tò mò không biết Bootstrap là công nghệ cao siêu cỡ nào mà ngày càng nhiều các nhà tuyển dụng săn lung Web Developer có kinh nghiệm sử dụng công nghệ này.
Có nên sử dụng Bootstrap khi thiết kế giao diện Website?
Bootstrap bao gồm các mẫu thiết kế HTML và CSS được thiết lập sẵn cho kiểu chữ, biểu mẫu, các nút, bảng, thanh chuyển hướng, các tiện ích như bảng nổi trên trang (modals), trình diễn hình ảnh và nhiều plugin JavaScript tùy chọn khác.
Là 1 người có hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế Website và gắn bó với Bootstrap từ khi nó mới được giới thiệu, anh Nguyễn Ngọc Quyết chia sẻ: “Với rất nhiều ưu điểm như: phát triển ứng dụng web nhanh chóng với nền tảng dễ sử dụng và dễ dàng tùy biến thì việc thiết kế giao diện Website bằng Bootstrap sẽ thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho Developer”.
Bootstrap là 1 trong 5 Front-End Frameworks được các Developer đánh giá cao nhất năm 2015
Sức mạnh chính của Bootstrap là độ phổ biến rộng lớn của nó. Đồng thời, nó cung cấp nhiều hơn các nguồn lực (các bài báo và hướng dẫn, các plug-in của bên thứ ba và các phần mở rộng, xây dựng theme,…) so với các Front-end Frameworks khác như: Foundation, Semantic UI, Pure, UIKit….
Với Bootstrap bạn có thể nhanh chóng tạo giao diện web bằng cách sử dụng các component; điều này giúp bạn tránh việc lặp đi lặp lại quá trình viết ra các class CSS và những đoạn mã HTML.
Sử dụng công nghệ Bootstrap trong thiết kế Website có thực tối ưu?
Khi nhìn sơ qua, Bootstrap có vẻ đơn giản. Và sự thật là cũng không quá khó để bắt đầu sử dụng công cụ này nếu có giáo viên hướng dẫn và chịu khó nghiên cứu tài liệu. Thế nên ngày càng nhiều các Web Developer sử dụng Bootstrap trong thiết kế giao diện website, một phần cũng vì những ưu điểm mà nó mang lại.
Một trong những khả năng tuyệt vời của Bootstrap là cung cấp cho bạn khả năng dễ dàng tạo ra các trang web có sẵn thiết kế đáp ứng đa màn hình (responsive web design *), hỗ trợ chế độ xem ưu tiên cho thiết bị di động (mobile-first).
Các bạn sinh viên chụp ảnh cũng diễn giả Nguyễn Ngọc Quyết (ngoài cùng bên trái)
Thay vì phải tự code, tự xử lý vất vả trong CSS để tạo bố cục website thì chỉ cần kiến thức cơ bản về HTML và CSS, cộng với sự hỗ trợ của Twitter Bootstrap, bạn đã dễ dàng có một trang web phù hợp với tất cả thiết bị (màn hình PC, laptop, tablet, smartphone…). Với Twitter Bootstrap, mọi thứ đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng, mạnh mẽ và hiện đại hơn.
Tuy nhiên, Bootstrap không phải dành cho mọi người, cũng không phải phù hợp cho mọi project. Khi chọn một framework, bạn phải dành thời gian đọc tài liệu, và “chơi” framework đó để cảm nhận, hình dung nó hoạt động như thế nào. Bootstrap cũng cần làm như vậy.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo Chuyên gia Lập trình Web của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech, Bootstrap là 1 module bắt buộc đối với tất cả học viên. Và giảng viên không ai khác chính là anh Quyết cùng các đồng nghiệp của mình, những người gắn bó với Bootstrap từ ngày đầu ra mắt.
Tham gia khóa học này tại đây.
*Responsive web design là công việc thiết kế ra các trang web có khả năng tự động điều chỉnh giao diện tùy thuộc theo kích thước màn hình của thiết bị di dộng để hiển thị chế độ xem tốt nhất.