Giữa những băn khoăn trăn trở về thay đổi trong cơ chế tuyển sinh 2015, Aptech-news.com đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Hồng Hải – Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech về câu chuyện lập nghiệp, chọn nghề của các bạn trẻ.
Là 1 người có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực lập trình, ông đánh giá như thế nào về sự quan tâm của các bạn trẻ dành cho nghề này?
Lập trình viên là những người sử dụng bộ não, trí tưởng tượng của mình để phát minh, sáng tạo ra cách làm việc trong tương lai. Thế nhưng, lập trình viên không còn là nghề xa lạ với mọi người. Từ những thiết bị chúng ta sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đến những thiết bị trong phòng nghiên cứu, chế tạo luôn có sự hiện diện của lập trình.
Chính vì sự hấp dẫn cùng tính thử thách trong công việc mà ngày càng nhiều các bạn trẻ tìm đến nghề lập trình. Như báo chí đã đưa tin: lập trình là 1 trong 10 nghề hot nhất thế kỷ 21, đây là bằng chứng chứng minh sự quan tâm của giới trẻ dành cho nghề này.
Ông Lê Hồng Hải tại buổi tư vấn xét tuyển vào ĐH-CĐ 2015 do báo SVVN tổ chức
Ý kiến của ông về tiềm năng cũng như sự phát triển của nghề lập trình?
Mặc dù lĩnh vực công nghệ nói chung không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, nhưng ngành phát triển phần mềm thì thực sự không bị ảnh hưởng nhiều.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội phần mềm Việt Nam (Vinasa), hiện tổng nhân lực làm công nghệ thông tin của Việt Nam khoảng 250.000 người. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Các chuyên gia đã nhận định: CNTT Việt Nam trong 5 – 10 năm tới sẽ tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng 25% – 30%/năm. Nên mảnh đất để các lập trình viên sáng tạo, thể hiện bản thân là rất lớn.
Một lập trình viên có rất nhiều cơ hội để phát triển. Trở thành Freelancer nếu bạn yêu thích tự do. Còn không thì có rất nhiều vị trí trong doanh nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của bạn. Ví dụ như khi học xong ở Aptech, bạn có thể đảm nhiệm được ngay 3 vị trí dưới đây:
– Back End Developer: vị trí này đòi hỏi bạn cần phải có tư duy logic;
– Front End Developer: bạn cần có khiếu thẩm mỹ nhất định;
– Nhóm Tester: rất quan trọng khi kiểm định phần mềm đảm bảo không có lỗi;
Ngô Thu Huyền, tốt nghiệp khóa C0810 Aprotrain-Aptech hiện đang làm kỹ sư cầu nối BrSE tại Nhật Bản
Sau một thời gian, khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp sẽ dựa trên năng lực và kinh nghiệm mà bạn có được với các vị trí tiên phong như:
– Full Stack Developer (một vị trí được đánh giá cao) vì cần kỹ năng phân tích, cách nào để giải quyết tốt nhất, phù hợp với điều kiện hiện tại.
– Vị trí Business Analyst chuyên về phân tích nghiệp vụ phần mềm, có khả năng phân tích các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng và chuyển hoá thành các yêu cầu kỹ thuật.
– Vị tríScrum Master quản lý quy trình làm việc (đó là một quy trình phát triển phần mềm theo mô hình linh hoạt – Agile).
Vậy còn xu hướng chọn các cơ sở đào tạo nghề chính quy thay cho việc chôn chân trong giảng đường Đại học, dường như quan niệm phải học đại học gần như bị phá bỏ. Ông nghĩ sao về xu hướng này?
Chuyện coi trọng bằng cấp của đại bộ phận người dân Việt Nam đã tồn tại từ rất nhiều năm về trước. Điều này có thể không sai trong 1 số ít doanh nghiệp đòi hỏi bằng nọ bằng kia nhưng kể từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế cho tới nay, rất nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, cổ phần,… được thành lập. Mà điểm chung của những doanh nghiệp này là họ yêu cầu năng lực làm việc thực tế chứ không phải điểm số trên tấm bằng đại học hay cao đẳng.
Những buổi tọa đàm về nghề lập trình luôn thu hút đông đảo các bạn sinh viên
Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường ĐH-CĐ mang tính hàn lâm; lý thuyết chiếm phần lớn thời gian học nên khi tốt nghiệp các doanh nghiệp sẽ mất thời gian từ 3-6 tháng đào tạo và đào tạo lại. Còn đối với các cơ sở đào tạo nghề, thời gian học được rút ngắn; toàn bộ thời gian học chú trọng đến kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế. Như vậy, học viên khi tốt nghiệp có thể tham gia luôn vào dây chuyền làm việc tại các công ty. Đây chính là ưu điểm vượt trội của cơ sở đào tạo nghề so với các trường ĐH-CĐ.
Với những người đã hoạch định sẵn lộ trình cho tương lai của mình, tất nhiên họ sẽ chọn con đường ngắn nhất, nhanh nhất và tối ưu nhất để đi đến đích. Và xu hướng lựa chọn môi trường đào tạo ngoài ĐH-CĐ sẽ là đáp án cho bài toán này.
Những tố chất cần có của 1 lập trình viên. Con đường để trở thành lập trình viên giỏi. Và để thành công, lập trình viên cần tới những kỹ năng nào? Tất cả sẽ được ông Lê Hồng Hải giải đáp ở bài viết sau.