12 học viên của Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech Hà Nội đã vượt qua vòng tuyển chọn trung tâm để tham dự Hội thi cấp thành phố Hà Nội vào ngày 9,10/2008 tới. Ảnh: Tự tin chụp ảnh cùng VIP – Trưởng ban Tổ chức hội thi (Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội) trong lễ Khai mạc
Hội thi cấp thành phố quy tụ 198 thí sinh đến từ 25 cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn thaành phố Hà Nội. Học viên Aprotrain-Aptech sẽ tham dự 2 trong số 13 nhóm nghề là nghề Công nghệ Thông tin (ứng dụng phần mềm) và nghề Thiết kế trang Web. Hãy cùng họ đánh giá những rào chắn cần vượt qua trên lộ trình tới Kuala Lampur – Malaysia tham dự kỳ Hội thi tay nghề ASEAN vào tháng 11/2008 tới (và biết đâu đấy, là Hội thi tay nghề Thế giới năm 2009 tại Canada).
Thành tích của các “đàn anh” có là áp lực?
Trong các hội thi trước đây, học viên Aptech đều là các “thợ lành nghề”, góp mặt ở tất cả các mức giải thưởng. Gần đây nhất là hội thi cấp thành phố năm 2007 vừa qua, 7 thành viên đoàn Aprotrain-Aptech đi thi đều đoạt giải: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 2 giải Khuyến khích.
Khánh Linh (sinh năm 1991), thành viên nhỏ tuổi nhất của đoàn Aprotrain-Aptech và cũng là của hội thi, chia sẻ dù đang bận thi học kỳ nhưng Linh vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để theo đầy đủ các chặng của cuộc thi. Đam mê lập trình từ nhỏ, Linh vừa học tại Aptech vừa học chính khoá ở trường phổ thông. Gia đình Aptech không chỉ mang lại những kiến thức lập trình, công nghệ mà còn nơi để “dân IT” gặp gỡ, chia sẻ quan điểm, đam mê công nghệ, ý tưởng sáng tạo không phân biệt tuổi tác. Aptechite nhỏ bé này đã đạt thành tích đáng nể khi dành được giải Khuyến khích trong lần tham dự đầu tiên năm 2007 vừa rồi và hi vọng cải thiện vị trí xếp hạng trong kỳ thi năm nay.

Ảnh: Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm làm tốt bài thi
Với Aptechite, điều quan trọng là cố gắng hết mình!
Mỗi cấp mỗi khó và tai nạn bên lề
Từ cấp thành phố đến quốc gia và quốc tế, mức độ sẽ khó hơn. Không những thế, so với năm trước, nội dung thi năm nay cũng mở rộng và nặng hơn khá nhiều. Ngoài việc ôn luyện, các Aptechite phải lên kế hoạch phân bố “sức chạy” hợp lý thì mới đạt đến đích hoàn toàn.
Người làm việc với máy tính nhiều sẽ hiểu tình trạng “thê thảm” thế nào khi máy bị sự cố hoặc mất điện, toàn bộ công sức sẽ “đổ sông đổ biển”. Để tránh những tai nạn bên lề không mong muốn này thì sự bình tĩnh và xử lý nhanh chóng để tiếp tục làm bài là phương án tối ưu, thầy Chu Tuấn Anh, Giám đốc trung tâm chia sẻ kinh nghiệm từ các cuộc thi trước.
Để đến Kuala Lampur, Aptechite sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là những khó khăn không thể vượt qua. Hãy cùng chờ đón kết quả của chặng đầu tiên sau ngày thi tới.