Tin tức

Tin Aptech

Đường tới thành công, Đại học có phải là duy nhất?

Được ngồi trên Giảng đường Đại học là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, việc vượt qua “khe cửa hẹp” đó không hề đơn giản. Vậy nếu không vào được Đại học thì phải làm sao để có thể thành công và Đại học có phải là con đường duy nhất hay không? Chương trình “Sóng trẻ” của Đài phát thanh Hà Nội với chủ đề “Đường tới thành công, Đại học có phải là duy nhất?” giúp cho các bạn trẻ những gợi ý để trả lời câu hỏi đó. Chương trình được phát trên tần số 90 MHz vào 15h30 ngày 28/08 và phát lại vào 14h ngày 30/08.

Đại học có phải con đường duy nhất?

Để giúp cho các bạn học sinh có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, Ban biên tập “Sống trẻ” đã tìm đến Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech. Đây là đơn vị Đào tạo Công nghệ thông tin (CNTT) xuất sắc nhất Việt Nam nhiều năm liền, nơi ươm mầm cho các tài năng Công nghệ thông tin và là lựa chọn nghề nghiệp số 1 của các bạn trẻ hiện nay. Sau quá trình học tập tại đây, rất nhiều Lập trình viên đã thành đạt và có một chỗ đứng trong nghề. Với tư cách là chuyên gia lâu năm trong công táctư vấn hướng nghiệp, Ông Chu Tuấn Anh-Giám đốc Aprotrain-Aptech đã chia sẻ với các bạn trẻ nhiều thông tin hữu ích. Tham gia buổi tọa đàm còn có bạn Ngô Văn Tư-một bạn trẻ chưa từng bước vào giảng đường  Đại học nhưng hiện đang vững bước thành công trên con đường mà mình đã chọn.

duong-toi-thanh-cong-dai-hoc-co-phai-la-duy-nhat-1

Dưới đây là cuộc trò chuyện của Phóng viên Ngọc Mai với hai vị khách mời trong chương trình:

Phóng viên:Kỳ thi Đại học, Cao đẳng đã qua. Và tất nhiên không phải ai đi thi cũng đạt được kết quả như mong ước. Trong số đó, có những người chấp nhận thực tế và tìm con đường đi khác cho mình. Nhưng với một số người, hình như chuyện thi đỗ đại học đã trở thành chuyện sống còn đối với tương lai của họ? Xin được hỏi: các vị khách mời có nhận xét gì về điều này ạ?

Ông Chu Tuấn Anh: Vâng, đúng là khi nhận được kết quả trượt Đại học thì có hai luồng tư duy rất rõ ràng. Thứ nhất là rất đau buồn vì tại Việt Nam hiện nay, việc thi Đại học là cực kỳ quan trọng và hàng năm chúng ta vẫn chứng kiến có một số bạn tuyệt vọng đến mức tìm đến những kết cục rất xấu cho mình khi trượt Đại học. Thứ hai là các bạn tìm cho mình những lựa chọn khác để từ đó vững bước cho cuộc sống. Bản thân việc thi vào Đại học với chúng ta chỉ là thắng lợi ban đầu và không thể quyết định việc thành công cuối cùng. Cụ thể nhất là khi xem các Lễ trao bằng tốt nghiệp thì những thủ khoa tốt nghiệp Đại học lại không phải là những thủ khoa đầu vào. Điều đó chứng tỏ rằng vào được Đại học, các bạn mới chỉ có thành công ban đầu và để có được thành công cuối cùng thì đòi hỏi các bạn phải có sự nỗ lực, bền bỉ trong một thời gian dài.

Bạn Ngô Văn Tư: Mình cũng đồng ý với ý kiến của anh Tuấn Anh đó là hiện nay có nhiều bạn rất coi trọng việc thi Đại học và nếu thi trượt thì với các bạn ấy đó là một cú sốc rất lớn.

Phóng viên: …Đại học được xem là trình độ “tối thiểu” để có chỗ đứng trong xã hội. Xong Đại học, bạn mới có đủ trình độ ở một ngành nhất định từ đó học tập và phấn đấu. Chẳng trách tại sao, từ già đến trẻ, từ một bác sĩ cho đến một người nông dân, đều gật gù: “Đậu Đại học thì mới tiến xa được”, và các bạn trẻ cũng nhủ thầm: “Phải rồi Đại học là con đường duy nhất.”

Vâng, đó là tâm lý chung của không ít người. Liệu đó có phải là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy nghĩ của nhiều bạn trẻ hiện nay rằng: “Đại học là con đường duy nhất” không ạ?Xin được hỏi Ông Chu Tuấn Anh?

Ông Chu Tuấn Anh: Thứ nhất, chúng ta phải thấy là trong suốt thời kỳ phong kiến, bất cứ một điển hình nào về thành công trong xã hội đều phải gắn liền với việc thi cử và rạng danh trong một kỳ thi nào đó. Qua một thời gian quá dài như vậy khiến cho toàn bộ dân tộc chúng ta thấm nhuần một tư tưởng là thành công phải đi đôi với việc phải có một tấm bằng, học vị hoặc một kết quả nào đó trong học tập như: bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ… Đó chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc hiện nay tại Việt Nam chúng ta có một cái gọi là “văn hóa bằng cấp” thấm đẫm trong mỗi con người.

 Lý do thứ hai là Việt Nam có một thời gian dài sống trong thời kỳ bao cấp và công việc “cao giá” là làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Và để được vào làm việc tại đó thì quan trọng là chúng ta phải có bằng Đại học. Tuy nhiên, khi Xã hội chúng ta dần dần thay đổi đến mức người ta ghi nhận sự đóng góp thực sự chứ không phải là bằng cấp thì quan điểm này cũng phải thay đổi theo.

Phóng viên: Vậy còn ý kiến của bạn Tư?

Bạn Ngô Văn Tư: Như ý kiến ở trên, ngay từ khi đi học, các bậc phụ huynh đã muốn hướng tới một môi trường tốt cho con em của mình. Ví dụ phải vào học trường chuyên, lớp chọn. Ngay cả khi bắt đầu ở bậc tiểu học thì sự cạnh tranh cũng không hề nhỏ. Bởi vậy, sau khi học cấp 3, mục tiêu của các bạn trẻ là hướng tới một môi trường chất lượng. Từ trước tới nay, Đại học vẫn được coi là một môi trường lý tưởng sau cấp học sinh. Vì vậy theo ý kiến của tôi, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy nghĩ của các bạn trẻ rằng “Đại học là con đường duy nhất”.

Phóng viên: Vâng, cám ơn bạn, tôi xin được đưa ra một vài số liệu sau đây: Theo một cuộc khảo sát với hơn 200 thính giả mà chúng tôi thực hiện, đã có đến trên 70% số người được hỏi cho rằng: “Đại học không phải là con đường duy nhất”, số còn lại tin rằng Đại học là cánh cửa duy nhất mở ra con đường thành công. Các vị khách mời có ý kiến gì về những số liệu này ạ?

Ông Chu Tuấn Anh: Có thể nói, nếu chúng ta làm cuộc khảo sát này cách đây 20 năm thì có lẽ là tỷ lệ sẽ ngược lại. Tuy nhiên, hiện nay con số này khiến tôi hết sức vui mừng. Điều này chứng tỏ nhận thức của người dân, của Xã hội đã thay đổi hết sức căn bản. Bây giờ mọi người đã hiểu rất rõ là để thành công trong sự nghiệp của mình không nhất thiết phải cố có được một tấm bằng mà vấn đề là chúng ta phải có năng lực thực sự. Trong các mô hình đào tạo tiên tiến ở các nước đã phát triển như ở Mỹ hoặc Anh, mô hình Đại học được gọi giống với hình Kim tự tháp, tức là đầu vào rất mở rộng nhưng đầu ra lại rất chặt chẽ. Chỉ có sinh viên nào thực sự có năng lưc, có kiến thức mới có thể ra được trường. Tỷ lệ đầu ra của họ có thể thấp hơn đầu vào nhưng số lượng phần trăm sinh viên ra trường có việc làm rất cao, lên tới hơn 90%. Trong khi đó, tại Việt Nam lại có một nghịch lý. Đó là mô hình Đại học của chúng ta theo hình nón tức là đầu vào của chúng ta hết sức khó khăn nhưng gần như những sinh viên nào thi đỗ Đại học thì đều có thể tốt nghiệp được. Điều này dẫn đến một sự thật đáng buồn là tỉ lệ những sinh viên ra trường có việc làm rất thấp. Tôi hi vọng rằng, trong thời gian sắp tới con số này sẽ ngày càng thay đổi và nhiều người nhận thức được vấn đề rằng Đại học không phải là con đường thành công duy nhất mà để thành công thì phải có năng lực thực sự.

Bạn Ngô Văn Tư: Như mình nhận thấy, con số trên đã phản ánh khá chính xác suy nghĩ của các bạn trẻ hiện nay. Ngày nay, khi Công nghệ thông tin phát triển, các bạn trẻ có rất nhiều cách để tiếp cận thông tin qua TV, báo đài , đặc biệt là Internet. Qua đó, họ có thể nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng mới và suy nghĩ rộng hơn về con đường học của mình.

Phóng viên:Vâng vừa rồi chúng ta đã được nghe nhiều luồng ý kiến và hầu hết mọi người đều nói rằng: “Đại học không phải con đường duy nhất”! Có lẽ khi ở ngoài cuộc ai cũng ý thức được điều này. Thế nhưng, nếu là người trong cuộc thì liệu có phải tất cả mọi người đều tự tin nói rằng còn có nhiều con đường khác để đi tới thành công hay không?

Trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, chúng ta đã được làm quen với bạn Ngô Văn Tư. Xin được giới thiệu thêm là hiện nay bạn Tư đang là Lập trình viên cho một Công ty gia công Phần mềm của Thụy sĩ. Với một công việc và mức lương ổn định như vậy có thể nhiều bạn sẽ nghĩ rằng Tư tốt nghiệp từ một trường Đại học có tiếng. Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Chúng ta sẽ dành ít phút để cùng trò chuyện và hiểu rõ hơn về con đường thành công của bạn. Tư thân mến, bạn có thể chia sẻ cùng các thính giả trẻ đôi điều được không?

Trước hết, cho mình hỏi bạn có từng thi Đại học không?

Ngô Văn Tư:Có, mình cũng từng dự thi khóa 2006 vào trường Đại học Thương mại. Nhưng khi đó mình không đủ điểm đỗ nguyện vọng 1.

Phóng viên:Khi nhận được tin không đỗ Đại học, cảm xúc của bạn lúc đó như thế nào? Bạn có thể nhớ lại không?

Ngô Văn Tư: Thực sự lúc nhận được thông tin mình cũng rất buồn. Cả quá trình học tập kéo dài rất lâu mà kết quả lại không được như mình mong muốn.

Phóng viên: Thế sau đó thì bạn đã làm gì?

Ngô Văn Tư: Sau đó mình có tìm kiếm nguyện vọng vào các trường phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Và cuối cùng mình quyết định theo học Lập trình viên ở Aprotrain-Aptech.

Phóng viên:Vậy làm thế nào để bạn tìm được Trường đó?

Ngô Văn Tư: Lần đầu tiên biết đến là mình xem trên mạng và có một lần mình đã trực tiếp đến để tìm hiểu thông tin của Trường. Và sau đó mình đã đăng ký theo học ở đây.

Phóng viên: Đến với chương trình hôm nay, bạn có thể cho các thính giả – nhất là đối với những bạn trẻ đang băn khoăn khi cánh cửa đại học vừa khép lại một lời khuyên được không ạ?

Ngô Văn Tư:Theo mình nghĩ thì cánh cửa Đại học chưa phải là cái đích cuối cùng mà mục tiêu của chúng ta là công việc và cuộc sống sau này. Bởi vậy, bạn có thể đi bằng con đường này hoặc con đường khác. Đó chỉ là những cách để bạn thu lượm kiến thức cho những ứng dụng sau này. Chỉ cần bạn có đam mê thì bằng con đường nào bạn cũng có thể đi đến thành công.

Phóng viên:Vâng cảm ơn bạn! Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi của bạn Tư, các bạn trẻ sẽ cảm thấy yên tâm hơn cũng như bình tĩnh hơn để tìm ra hướng đi mới cho mình.

Các bạn thính giả thân mến! Nếu không đỗ Đại học, hẳn bản thân các sĩ tử cũng như các bậc phụ huynh sẽ rất thất vọng, băn khoăn và lo lắng cho tương lai trước mắt. “Phải làm gì trong hoàn cảnh này?” – đó là câu hỏi khiến cho rất nhiều bạn trẻ phải suy nghĩ.

Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng lắng nghe chia sẻ của Ông Chu Tuấn Anh. Xin mời Ông!

Ông Chu Tuấn Anh: Như tôi đã nói, những nỗ lực trong suốt thời gian 12 năm đèn sách của chúng ta giờ đây chỉ trong thoáng chốc mà tan tành thì đó là một sự thất vọng và rất khó để vượt qua. Nỗi buồn ấy không chỉ của bạn mà là của cả gia đình và nó như một dòng sông nước chảy rất xiết. Chúng ta không thể ngay lập tức chặn đứng dòng nước đó mà hãy dần dần lái nó hiền hòa đi theo hướng mà mình muốn. Và nếu như hiện nay các bạn đang cảm thấy rất thất vọng và buồn thì các bạn hãy tự cho mình buồn hết sức trong 2-3 ngày để rồi sau đó hiểu rằng nếu chìm đắm trong nỗi buồn đó cũng không giải quyết được vấn đề gì rồi từ đó tự động viên và lấy lại tinh thần cho mình. Các bạn có thể coi việc trượt Đại học không phải là thất bại mà đó là một cơ hội mở ra những sự lựa chọn mới phù hợp hơn cho mình.

Sau khi lấy lại được tinh thần thì việc tiếp theo là các bạn phải tìm ra định hướng nghề phù hợp với tố chất của mình. Việc xác định này rất quan trọng. Nếu bạn là một người kín đáo và cẩn thận thì có thể nghề kế toán là phù hợp. Với những bạn năng đông, thích giao tiếp thì nghề kinh doanh, marketing sẽ phù hợp. Còn nếu bạn nào có khả năng tìm tòi, hay tò mò, thường chơi, nghịch máy móc thì có thể theo các chuyên ngành kỹ thuật. Khi phù hợp với tố chất thì trong quá trình làm việc, bạn vừa có được sự thanh thản và hạnh phúc, đồng thời bạn còn có cơ hội tỏa sáng trong nghề nghiệp của mình.

Tiếp theo, các bạn hãy lựa chọn Đơn vị Đào tạo cung cấp cho bạn những kỹ năng tốt nhất cho nghề mà bạn chọn. Có thể nói, tiêu chí số một để chọn các Đơn vị Đào tạo đó là bạn phải xem sau khi đào tạo bạn có khả năng để làm việc thực tế hay không.

Trong thời điểm này, chúng tôi đang có một tổng đài tuyển sinh về định hướng và tư vấn nghề cho các bạn trẻ. Các bạn có thể gọi điện thoại đến số (04) 37 623 654 hoặc trực tiếp đến địa chỉ của chúng tôi: Aprotrain-Aptech, tầng 4 Tòa nhà 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội để có được thông tin chi tiết và tư vấn miễn phí.

Phóng viên: Vâng, xin được cảm ơn các vị khách mời đã tham gia buổi tọa đàm với chủ đề  “Đường tới thành công, Đại học có phải là con đường duy nhất?” ngày hôm nay.

Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan

IMG_7678
T6, 20/09/2024

Website “Beauty of Beaches” của học viên Aptech: Ngắm nhìn cảnh biển với video tour 360°

Website “Beauty of Beaches” được phát triển bởi nhóm học viên lớp A2309G bao gồm: Đỗ Dũng Quang Minh,...
Tin Aptech
APTECH_Step-into-Success_KV_1080x1080
T6, 20/09/2024

[HCM] GRADUATION & OPENING CEREMONY 2024: STEP INTO SUCCESS

Để “đánh dấu” sự trưởng thành của một thế hệ tốt nghiệp và “mở ra” hành trình mới cho một thế hệ Lập...
Tin Aptech
image003-913
T4, 18/09/2024

Chuyển ngành sang làm lập trình: Người thành lập công ty sau 2 năm, người gấp 2 thu nhập

Nhiều nhân lực chuyển ngành sang lập trình lựa chọn chương trình đào tạo thực hành, sau đó nâng cao...
Tin Aptech
image-38
T4, 18/09/2024

Học Lập trình không lo chi phí với chương trình Learn Code now – Pay later (Học Code trước - Trả phí sau)

Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành CNTT, nhu cầu học lập trình cũng gia tăng, nổi bật là làn...
Tin Aptech
IMG_8933
T3, 17/09/2024

Làm chủ Wordpress bằng khoá học xây dựng Website thương mại dành cho người bắt đầu

Website thương mại không chỉ là kênh bán hàng hiệu quả mà còn là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp...
Tin Aptech
z5823153711384_fc34e785458672a488b7d3da14af6d82
T5, 12/09/2024

ORIENTATION DAY 2024: BUỔI ĐỊNH HƯỚNG CHO TÂN SINH VIÊN ĐỂ TỰ TIN VIẾT TIẾP GIẤC MƠ CÔNG NGHỆ

Để chào đón các tân sinh viên bước vào cánh cửa ngành Công nghệ thông tin (CNTT), Aptech đã mang đến...
Tin Aptech
2-15
T4, 11/09/2024

Nữ lớp trưởng 3 "nhất" của lớp A2409G

Nguyễn Thị Thanh Hương, học viên của lớp A2409G tại Aptech Việt Nam địa chỉ 19 Lê Thanh Nghị, gây ấn...
Tin Aptech
lopkynang-14
T4, 11/09/2024

Aptechites hào hứng chinh phục kỹ năng mềm - Sẵn sàng cho mọi thử thách

Nếu muốn trở thành chuyên gia, năng lực kỹ thuật là yếu tố quyết định sự thành công. Tuy nhiên, nếu...
Tin Aptech
1-14
T6, 06/09/2024

Lễ khai giảng lớp A2409G: Hành trình mới của các tân Aptechites

Ngày khai giảng của lớp A2409G tại Aptech Việt Nam địa chỉ 19 Lê Thanh Nghị đã diễn ra trong không khí...
Tin Aptech
APTCEH_UDBIGDATA-AI-1600x640
T4, 04/09/2024

[HCM] KHÓA HỌC MIỄN PHÍ: ỨNG DỤNG BIG DATA & AI TRONG KHOA HỌC DỮ LIỆU #2

Vừa qua, khoá học Ứng dụng Big Data & AI trong Khoa học dữ liệu tổ chức bởi Aptech đã được các anh...
Tin Aptech
FacebookYoutube
Scroll to Top