Để các bạn hiểu rõ hơn công việc thực thụ của 1 game tester, Gameloft – một đại gia trong ngành công nghiệp game sẽ phối hợp cùng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech tổ chức hội thảo “Trở thành Game Tester” tại 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Game Tester – Hiệp sĩ bóng tối
Được trả tiền để… chơi game ngày này qua ngày khác, làm gì có nghề nào hấp dẫn như vậy? Nói theo phong cách game thủ, thì game tester là những hiệp sĩ trong bóng tối, ngày đêm thầm lặng chiến đấu với bầy quái vật có tên là”bug”. Bạn có sẵn sàng trở thành một trong số họ?
Tìm và diệt “Bug” là gì? Đó là một lỗi, một khiếm khuyết trong chương trình ngăn cản game hoạt động như ý muốn. Bug có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, gây bất tiện cho người sử dụng chương trình. Một vài bug có ảnh hưởng phụ đến tính năng của chương trình và có thể không được phát hiện trong một thời gian.
Nhiều bug nghiêm trọng làm cho chương trình không thể hoạt động (bị crash) hoặc bị đóng băng (freeze). Những bug khác dẫn đến những vấn đề an ninh; ví dụ một loại bug gây tràn bộ đệm (buffer overflow) có thể cho phép một người sử dụng thực thi những chương trình không được phép chạy.
Game tester là những người chơi thử nghiệm trong quá trình phát triển game, tương tự như một quá trình kiểm tra chất lượng. Thông thường, mỗi game video và máy tính sẽ mất từ 1 – 3 năm để phát triển (phụ thuộc vào quy mô), việc test game thường được thực hiện ở nửa sau tiến trình đó. Những tester sẽ lập báo cáo về các bug và mỗi phiên bản phải thống nhất với nhau theo trình tự để ghi nhận những sai sót, giúp người phát triển game sửa chữa
Quá trình – tạm gọi là “tìm và diệt” – này diễn ra như sau: Bạn bắt đầu chơi game trên một phiên bản nào đó và ghi chú cẩn thận bất kỳ sai sót nào mình phát hiện. Những sai sót này có thể khoanh vùng từ những bug cho đến hệ thống, những sai sót có tính logic và những bug theo cấp độ.
Một nhóm tester luôn làm việc trong cùng một game từ khi bắt đầu quá trình đánh giá chất lượng cho đến lúc game ra mắt. Nhờ đó, họ trở thành chuyên gia của game đó. Thông thường, các “hiệp sĩ” làm việc theo nhóm, và họ “chiến đấu” 1 – 2 game trong một khoảng thời gian.
Không chỉ là biết chơi game Một tester hoàn hảo không chỉ là người chơi game đơn thuần mà thường phải có khả năng diễn đạt tốt (cả viết lẫn nói), có khả năng làm việc theo nhóm… Điều quan trọng là họ thực sự yêu thích game, có một cảm hứng vô bờ khi khám phá những game mới hay không ngừng tìm hiểu về lịch sử, cốt truyện, các tính năng game.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nghề này cần đến những “kẻ nổi loạn” – họ sẽ hành động theo cách của mình, khám phá tất cả các ngóc ngách của từng game, làm những điều mà những người lập trình không tính đến.
Hãy tưởng tượng họ là những game thủ rất “quậy”, luôn tìm cách thay đổi tính năng, nhân bản vô tính vật phẩm, làm những điều vốn được khuyến cáo là không thể hoặc không nên làm trong game… Và một khi họ thành công, tức là một khiếm khuyết đã được phát hiện trong giai đoạn sản xuất, cũng có nghĩa là họ đã “cứu” cả một game, thậm chí là một công ty phát hành khi game được đưa ra cộng đồng.
Game tester còn có những cơ hội phát triển khác bởi trong quá trình làm việc bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với hai đối tượng: lập trình viên và kỹ sư đồ họa. Đôi khi, những tester giỏi có thể trở thành những người thiết kế game. Ngoài ra, họ còn có cơ hội trở thành người quản lý chất lượng (QA manager), giám sát và điều hành công việc của nhiều tester cho 1 hoặc 2 game lớn.
Để các bạn hiểu rõ hơn công việc thực thụ của 1 game tester, Gameloft – một đại gia trong ngành công nghiệp game sẽ phối hợp cùng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech tổ chức hội thảo “Trở thành Game Tester” tại 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Đăng ký ngay để chắc chắn giữ cho mình 1 cơ hội được gặp chuyên gia Game tester hàng đầu. Nghe anh chia sẻ, cùng anh thực hành và nhận cơ hội trở thành nhân viên chính thức của Gameloft.
Đăng ký tham gia tại đây