Vào ngày 20/08/2021 vừa qua, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế APTECH đã tổ chức buổi Talkshow trực tuyến: Chọn trường ĐÚNG và TRÚNG ngay lần đầu, với mục đích “gỡ rối” và định hướng cho các bạn học sinh THPT, đặc biệt là các sĩ tử 2k3 có thể lựa chọn được cho mình một ngôi trường phù hợp nhất với bản thân.
Buổi Talkshow với sự tham gia của khách mời chính là PGS-TS. Trần Thành Nam đến từ Đại học Quốc Gia Hà Nội, thành viên ban giám khảo cuộc thi đình đám “Siêu trí tuệ Việt Nam”. Nhận định về kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2021, thầy Nam cho biết: “Kì thi tốt nghiệp năm nay có phổ điểm cao hơn những năm trước, rất nhiều chuyên gia cũng đã dự báo rằng điểm chuẩn của các trường cũng như các ngành sẽ tăng so với năm ngoái từ 1 – 1.5 điểm”. Do đó, chính tại chương trình, thầy Nam đã chia sẻ cho các bạn trẻ rất nhiều những thông tin về các ngành nghề khác nhau cũng như tư vấn, hỗ trợ các bạn lựa chọn ngành nghề cho phù hợp.
Các công việc truyền thống có nguy cơ bị thay thế và biến mất
Theo thầy Nam, một số ngành nghề truyền thống xuất hiện từ những năm 80, 90 của thế kỉ trước như: nhân viên lễ tân, bartender (nhân viên pha chế), đầu bếp, nhân viên kinh doanh,… đều có nguy cơ cao bị thay thế bởi Robot. Thầy Nam cũng gợi ý các bạn trẻ có thể kiểm tra tiềm năng phát triển cũng như nguy cơ “bị thay thế” của ngành nghề mình dự định học bằng cách truy cập vào link: willrobotstakemyjob.com.
Danh sách các ngành nghề có nguy cơ bị thay thế và biết mất trong tương lai
Sự lên ngôi của ngành CNTT trong bối cảnh thời đại 4.0 hiện nay
Trong bối cảnh hiện tại, với việc các nhu cầu trong cuộc sống của con người ngày càng tăng, dẫn đến việc ngày càng có nhiều công việc mới liên tục xuất hiện. Tuy nhiên, thầy Nam cũng chia sẻ thêm: “Bất kì những công việc mới nào trong tương lai cũng đều sẽ gắn với công nghệ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/06/2020, điều này có nghĩa là đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia số”. Điều này có nghĩa tất cả những hoạt động chính trong cuộc sống hằng ngày như: giáo dục, y tế, thương mại,… sẽ đều liên quan đến công nghệ, cũng như công nghệ sẽ giúp cho cuộc sống càng ngày càng tiện lợi hơn.
Bên cạnh đó, thầy Nam còn nhấn mạnh rằng: “Công nghệ sẽ luôn là một kỹ năng cần thiết trong bất kì ngành nghề nào, dần dần sẽ trở nên quan trọng tương tự như kĩ năng ngoại ngữ của các bạn”.
Những kỹ năng được hầu hết các nhà tuyển dụng ưa chuộng
“Học 1 ngành – Làm nhiều nghề”
Thầy Nam cho biết nghề nghiệp của một người sẽ thay đổi theo thời gian, “không ai có thể làm duy nhất một vị trí từ khi tốt nghiệp cho đến lúc về hưu”, vì thế các bạn học sinh – sinh viên nên đi theo con đường: học 1 ngành, sau này làm được nhiều nghề. Có thể kể đến như việc các bạn học về Công nghệ thông tin – Lập trình viên, sau này bạn có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như ngân hàng, tài chính, kỹ thuật,..
Vốn dĩ ngành CNTT từ trước tới nay đã được xem là một ngành học bổ trợ, tức là nó sẽ giúp tất cả các ngành nghề khác có thể được vận hành thông minh và hiệu quả hơn so với những phương pháp truyền thống thông thường. Thêm vào đó, bản thân các bạn khi chọn học ngành CNTT cũng phải cần cập nhật thường xuyên những công nghệ mới để có thể ứng dụng hiệu quả cũng như không bị tụt hậu so với thế giới bên ngoài.
Những sai lầm thường mắc phải khi chọn nghề
Dựa theo những câu hỏi, thắc mắc của các bạn học sinh gửi về trước cho Ban tổ chức, thầy Nam đã liệt kê ra một số những sai lầm thường gặp phải khi các bạn chọn nghề (ảnh). Phần lớn các bạn học sinh đều lựa chọn ngành nghề dựa theo năng lực học tập của mình mà bỏ quên đi các yếu tố khác như: sở thích, những khó khăn, thuận lợi của nghề nghiệp,…
Bên cạnh đó là một bộ phận các bạn học sinh vẫn đang tập trung vào các ngành nghề được xem là HOT ở thời điểm hiện tại, các bạn cần phải lưu ý rằng những ngành nghề đó vào thời điểm các bạn tốt nghiệp, liệu rằng nó còn HOT như hiện tại hay không ? Hay thậm chí nhiều bạn chỉ cần cái mác “Đại học” mà không quan tâm mình học ngành gì.
Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi chọn nghề
Tránh được những sai lầm thường gặp này, các bạn học sinh có thể nhanh chóng xác định được ngành nghề phù hợp với bản thân mình.
Quy trình định hướng nghề nghiệp và nguyên tắc lựa chọn cơ sở đào tạo
Cũng trong chương trình này, thầy Trần Thành Nam đã hướng dẫn các bạn đầy đủ các bước trong quy trình định hướng nghề nghiệp, các bạn xem ảnh thể hiểu rõ hơn nhé !!!
Ngoài ra, thầy Nam cũng lưu ý các bạn về những yếu tố khi lựa chọn các cơ sở đào tạo. Ngoài điểm số cũng như năng lực của bản thân, các bạn cần phải xem xét về mức độ uy tín của cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất, điều kiện tuyển sinh, học phí, mô hình đào tạo,… có phù hợp với bản thân của các bạn hay không. Cùng với quy trình định hướng nghề nghiệp bên trên, chắc chắn các bạn sẽ lựa chọn được cho mình 1 nghề cũng như 1 đơn vị đào tạo phù hợp.
Cũng trong chương trình, cô Vũ Thị Thu Hương – đại diện Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech cũng đã chia sẻ thêm về các chương trình đào tạo CNTT chuẩn Quốc tế để các bạn có thể cân nhắc lựa chọn nơi đào tạo cho mình. Với 2 chuyên ngành chính là Công nghệ phần mềm và Khoa học dữ liệu – trí tuệ nhân tạo giúp các bạn nắm vững kiến thức, kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao về lập trình. Trong suốt quá trình học, các bạn sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý dự án, làm việc và quản lý nhóm dự án phần mềm, các công nghệ mới được bổ sung và cập nhật kịp thời.
Ngoài ra, Aptech cũng có những hoạt động hỗ trợ học tập khác như: Workshop, sự kiện công nghệ để củng cố kiến thức, cập nhật thêm những công nghệ mới trên thị trường. Thêm vào đó, học viên còn được ký cam kết giới thiệu việc làm và bảo hành công nghệ trọn đời khi đăng ký nhập học tại Aptech.
Với chương trình đào tạo CNTT chuẩn Quốc tế được triển khai đồng bộ trên toàn thế giới, Aptech đã trở thành địa chỉ học tập uy tín của các bạn trẻ Việt Nam ham thích máy tính, đam mê CNTT. Aptech vinh dự nhận Giải thưởng Đơn vị đào tạo CNTT tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền Năm 2018, Aptech phối hợp với hệ thống giáo dục NCC của Anh quốc, sau khi hoàn tất khóa học 2.5 năm, học viên sẽ được cấp 2 bằng: Lập trình viên Quốc tế (ADSE – Advanced Diploma in Software Engineering) giúp làm việc và thăng tiến trong sự nghiệp CNTT tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có thêm Bằng cấp Quốc tế về học thuật (L5DC – Level 5 Diploma in Computing) để du học năm cuối tại các trường Đại học trên thế giới nếu bạn muốn phát triển thêm con đường học thuật của mình. Xem thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh CNTT chuyên ngành Lập trình viên của Aptech tại đây: https://aptechvietnam.com.vn/tuyensinh20
|