Nhờ có mục tiêu và định hướng từ sớm sớm, nhiều thí sinh đam mê Công nghệ thông tin (CNTT) không còn lo lắng về điểm chuẩn tăng cao trong mùa tuyển sinh 2024.
Định hướng sớm và sự ủng hộ của gia đình
Chia sẻ với phóng viên, bạn Nguyễn Văn Hoàng, học sinh THPT tỉnh Bắc Giang, cho biết bản thân muốn ngành CNTT nhưng không đăng ký xét tuyển đại học: “Điểm thi của em chỉ ở mức bình thường mà điểm chuẩn ngành CNTT tại các trường top đầu rất cao, rất khó đỗ. Hơn nữa thì em xác định muốn học nhanh, đi làm sớm nên quyết định chọn học ở một trường đào tạo thực tế để có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thực hành”.
Từng phân vân trong việc chọn ngành, chọn nghề, Ngô Quốc Đạt, học sinh THPT tại Hà Nội đã được gia đình giúp định hướng từ sớm. Đạt cho biết anh trai mình hiện đang làm kỹ sư CNTT tại Nhật Bản dù trước đây không theo học đại học. Nhờ tham gia chương trình học bám sát thực tiễn trong thời gian đào tạo ngắn, anh trai đã sớm được tiếp cận nhiều ngôn ngữ lập trình và thực hành thường xuyên, giúp tích lũy kinh nghiệm thực chiến nên đã thuận lợi đi làm ngay sau tốt nghiệp. Mong muốn có cơ hội phát triển tương tự, Đạt quyết định theo đuổi con đường lập trình và đăng ký khóa học Đào tạo Lập trình viên Quốc tế dài 2,5 năm của Aptech sau khi nghe lời khuyên từ anh trai và đến trực tiếp Aptech tại địa chỉ 285 Đội Cấn, Ba Đình để tìm hiểu về trường.
Nhờ có định hướng mục tiêu rõ ràng muốn theo đuổi ngành CNTT và có sự ủng hộ từ gia đình nên Hoàng và Đức hiện tại đều đã chọn được trường đào tạo như ý, không còn phải lo lắng về điểm chuẩn ngành CNTT tăng cao như nhiều thí sinh khác hiện nay.

Không phải bằng đại học, đâu là yếu tố cốt lõi để chinh phục thành công trong lĩnh vực CNTT?
Theo Báo cáo Thị trường IT Việt Nam 2023 của TopDev, đến năm 2025 nước ta sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực IT, trong khi hiện tại chỉ có 530.000 lập trình viên. Dù số lượng cử nhân tốt nghiệp đại học tăng đều mỗi năm, nhưng chênh lệch vẫn tồn tại do 70% sinh viên ra trường cần đào tạo lại. Bên cạnh đó, nguy cơ đào thải của ngành IT cũng vừa là thách thức vừa là cơ hội cho những ai muốn gắn bó lâu dài và phát triển với nghề.

Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh và học sinh về cơ hội nghề nghiệp, trong sự kiện “Ngày hội 2k6: Hiểu mình – Biết nghề – Chọn trường chuẩn”, thầy Chu Tuấn Anh – Hiệu trưởng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech đã chia sẻ 3 yếu tố quan trọng để thành công trong ngành CNTT.
Thứ nhất, cần nắm vững công nghệ lập trình mới. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành CNTT, việc liên tục cập nhật kiến thức và đón đầu công nghệ là yếu tố thiết yếu để tăng khả năng cạnh tranh. Nếu không làm được điều đó, ngay cả những nhân sự lâu năm cũng có nguy cơ bị đào thải.
Bổ sung thêm ý kiến về vấn đề này, anh Lê Minh Hiếu – một lập trình viên lâu năm khuyên các sĩ tử: “Cần nắm chắc tư duy cơ bản của lập trình, khi đã có tư duy cơ bản thì có thể dễ dàng chuyển giao từ công nghệ này sang công nghệ khác để thích ứng doanh nghiệp”.
Thứ hai, tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện tư duy giải quyết vấn đề. Là lĩnh vực yêu cầu kinh nghiệm thực chiến cao nên ngành CNTT luôn tìm kiếm các ứng viên làm được việc thay vì chỉ giỏi lý thuyết. Như với chương trình học tại Aptech, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có trên tay 4 đồ án hoàn chỉnh.
Thứ ba, trang bị kỹ năng mềm và tiếng Anh. Là một ngành mang tính toàn cầu, CNTT yêu cầu khả năng ngoại ngữ để làm việc với các doanh nghiệp quốc tế, từ đó mở ra cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.
Cùng tham gia ngày hội, PGS.TS Phạm Mạnh Hà – chuyên gia hướng nghiệp ĐHQG Hà Nội cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Muốn có được việc làm, lương cao, dựa vào bản thân mình là chính. Khi mình có đủ kiến thức và kỹ năng phù hợp với công việc, thì mình mới có quyền đàm phán lương bao nhiêu”.

Trong bối cảnh điểm chuẩn ngành CNTT tăng cao, việc có định hướng từ sớm và chọn lựa con đường phù hợp đã giúp nhiều thí sinh như Hoàng và Đạt yên tâm chinh phục đam mê công nghệ mà không phải chịu áp lực từ kỳ thi đại học. Tuy nhiên, dù lựa chọn theo đuổi ngành CNTT ở môi trường nào, các sĩ tử vẫn cần có sự tỉnh táo, luôn nỗ lực cố gắng đón đầu công nghệ, trang bị kỹ năng thực chiến và kỹ năng mềm bởi đó là hành trang cốt lõi cần có khi bước chân vào thị trường lao động.