Công nghệ thông tin là một trong những ngành rất phát triển và xu hướng phát triển của tương lai. Với nhu cầu nhân lực ngày một tăng lên, có nhiều cơ hội khi ra trường nên ngành công nghệ thông tin thu hút không ít học sinh và sinh viên theo học.
Tổng quan về ngành công nghệ thông tin
Sáng 7/5/2017, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech tổ chức “Ngày hội tư vấn chọn nghề Công Nghệ Thông Tin” đã cung cấp những thông tin bổ ích, góc nhìn đa dạng về các hướng đi trong ngành lập trình, xu hướng phát triển công nghệ và câu chuyện về thị trường nhân sự ngành IT tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Điểm đặc biệt của chương trình năm nay là sự góp mặt của các chuyên gia: Thạc sĩ Đào Lê Hòa An (Chuyên gia tâm lý), anh Lâm Phương Duy (Kiến trúc sư phần mềm tại Cty phần mềm KMS), anh Lê Minh Tài (Trưởng nhóm Đào tạo Lập trình tại Gameloft), anh Duy Trần (Đại diện truyền thông tại TopITworks), cựu học viên Nguyễn Hữu Quang (Giám đốc EXE) và đặc biệt là sự góp mặt của ông Jeevan Chandra Kandpal (Lãnh sự đến từ Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP HCM).
Thông qua chương trình, các bạn trẻ đam mê công nghệ và các bậc phụ huynh đã có cơ hội tiếp cận đa diện về ngành Công Nghệ Thông Tin nói chung và Lập Trình nói riêng, một lĩnh vực nghề nghiệp tuy đã quen thuộc bởi các ứng dụng công nghệ (website, game, ứng dụng di động, điều khiển từ xa…) nhưng vẫn được xem còn khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam.
Ngày nay, nghề IT đã mở ra nhiều lựa chọn, nhiều công cụ và cơ hội việc làm đa dạng. Trở thành chuyên gia trong ngành CNTT, người học có thể đảm nhiệm các vị trí như: Lập trình viên (Programmer), Nhà phát triển phần mềm (Developer), Coder, Tester, Quản lý chất lượng (Quality Controller), Điều hành hệ thống (System Admin), Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer)…
Trong bối cảnh hiện nay, ngành CNTT được xem là lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt trong việc thay đổi cả thế giới như sự ra đời của các ứng dụng di động, hệ thống điều kiển từ xa, Internet of Things, điện toán đám mây… Những công nghệ hiện đại ấy được áp dụng trong mọi ngành nghề từ điện máy, cơ khí, giáo dục, y tế, tài chính đến nông nghiệp giúp cải tiến năng suất, mang lại nguồn lợi cao và đặc biệt sản sinh ra nhiều mô hình kinh doanh mới.
“Công ty Alibaba là một trong những công ty thương mại lớn nhất thế giới mà họ không sở hữu bất kì hàng hoá nào. Công ty Uber và Grab là một trong các hãng vận chuyển lớn của thế giới nhưng họ không sở hữu bất kỳ chiếc taxi hoặc xe ôm nào. Facebook là một trong những công ty truyền thông lớn nhất thế giới nhưng họ không sản xuất bất cứ tin tức nào. Tuy nhiên, các công ty ấy có chung một sở hữu, đó là Công nghệ (và sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm)” – chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An cho hay.
Minh chứng cho điều ấy, ông Chandra Kandpal cho hay: “Trong năm qua, doanh thu đến từ ngành CNTT tại Ấn Độ đã mang về 134 tỉ đô la, chiếm 5% tổng GDP toàn quốc gia. Giải mã cho sự thành công trên, người Ấn Độ có 2 lợi thế đó là sự thuận lợi trong ngôn ngữ và khả năng hòa nhập cao với những biến đổi chóng mặt của công nghệ thế giới”.
Tại Việt Nam, theo thống kê từ trang tuyển dụng topITworks, trong năm 2017, nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT cao nhất trong lịch sử (250.000 vị trí), và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tới (dự kiến 400.000 vị trí trong 2018). Trong đó, 7% vị trí tuyển dụng mới tốt nghiệp với mức lương trung bình 802$, 80% nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho những ai có kinh nghiệm trên 2 năm làm việc với mức lương 1.160$ và sẽ cao hơn nữa cho cấp quản lý, giám đốc…
Tuy nhiên, đằng sau các mức lương lý tưởng đó là sự đòi hỏi khắt khe từ doanh nghiệp về chuyên môn và kỹ năng mềm của người ứng tuyển. Vì khi một công nghệ mới bắt đầu lăn bánh, nếu bạn không là một phần của guồng quay đó, bạn sẽ bị đào thải như Stewart Brand đã từng nói.
Tổng kết về ngành công nghệ thông tin
Để thành công trong ngành CNTT, anh Hữu Quang nói: “Khi theo học ngành này, các bạn cần lưu ý 4 yếu tố: hiểu biết nền tảng lý thuyết vững chắc; thực hành nhiều hơn; lắng nghe chia sẻ từ giảng viên, chuyên gia, các diễn đàn, sự kiện chuyên ngành; và luôn suy nghĩ về việc cải tiến hiệu suất và tự động hóa. Điều đó sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều khi gia nhập vào ngành công nghiệp này”.
Chính vì thế, để trang bị toàn diện cho người học, trong năm 2017, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech đã có những cải tiến trong chương trình học mới giúp người học đón đầu những công nghệ mới như: AngularJS, PHP, Internet of Things (IoT) hay Big Data… đang được ứng dụng hàng đầu trên thế giới nhưng sinh viên Việt Nam vẫn chưa có cơ hội học tập bài bản các công nghệ này.
(Quỳnh Như)
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1999 với chương trình đào tạo CNTT chuẩn Quốc tế được triển khai đồng bộ trên toàn thế giới. Từ đó đến nay, Aptech đã trở thành địa chỉ học tập uy tín của các bạn trẻ Việt Nam ham thích máy tính, đam mê CNTT. Theo học tại Aptech chủ yếu là các bạn sinh viên các trường đại học và học sinh phổ thông. Tới nay, tập đoàn Aptech đã đào tạo được trên 50.000 lập trình viên quốc tế cho ngành CNTT Việt Nam. Trong năm học 2017-2018, Aptech mở đợt tuyển sinh với chương trình đào tạo 2,5 năm, kéo dài 4 học kì với chất lượng và mô hình chuẩn quốc tế. Xem thông tin chi tiết tại đây: http://aptech-news.com/tuyensinh2017/ |