Bước vào kỷ nguyên 4.0, CNTT trở thành ngành học “quyền lực” và đầy triển vọng. Tuy vậy, nhiều bạn trẻ vẫn băn khoăn khi chọn ngành bởi những nỗi oan khó giải lâu nay.
Yêu cầu IQ “khủng”, phải trải qua 4 – 5 năm đại học dùi mài nếu muốn trở thành lập trình viên, chỉ dành cho nam… là những nỗi oan mà ngành CNTT phải mang suốt nhiều năm qua.
Sinh viên CNTT phải có IQ thuộc hàng top
Sinh viên muốn theo học ngành CNTT cần có IQ cao ? Câu trả lời là không. Bất kì ai biết cách truyền đạt suy nghĩ đều có thể học lập trình, bởi lập trình là một loại “ngôn ngữ”. Theo học ngành CNTT, bạn không cần phải giỏi toán, không cần phải IQ cao. Thay vào đó, cách đơn giản nhất để trở thành một lập trình viên giỏi là không ngừng thực hành, hình thành và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
Nhiều sinh viên không tiếp thu được kiến thức “khó nhằn” của công nghệ nên vô hình chung cho rằng bản thân không có khả năng học ngành này. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là vì bạn không được học giáo trình hợp lý, không liên quan đến khả năng tiếp thu.
Cách đơn giản nhất để trở thành một lập trình viên giỏi là không ngừng thực hành, hình thành và nâng cao kỹ năng chuyên môn
Tại Aptech, sinh viên được học với giáo trình tinh gọn gồm 75% thực hành. Với cách học này, sinh viên nhớ kiến thức lâu hơn, học tập thú vị hơn và có thể bắt tay vào dự án thực tế sau một thời gian học tập.
Phải học ĐH mới trở thành lập trình viên
Với bảng điểm cấp 3 tốt, Nguyễn Tuấn Đạt (sinh năm 2000), cựu học sinh trường THPT Quang Minh, từng phân vân giữa việc vào trường đại học hay học tại cơ sở đào tạo thực hành CNTT quốc tế.
Tự tin phân tích cho bố mẹ lựa chọn của mình, bỏ qua rào cản về việc bắt buộc phải vào đại học, Đạt quyết định theo học chương trình lập trình viên quốc tế ADSE của Aptech. Chia sẻ về quyết định, Đạt giải thích: “Chỉ mất 2,5 năm, mình được cập nhật công nghệ mới và sở hữu bằng CNTT quốc tế được công nhận trên 40 quốc gia.
Đạt thi vào hệ chất lượng cao của Aptech và luôn nằm trong top sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của trường, có cơ hội việc làm rộng mở.
Không chọn đại học, Nguyễn Tuấn Đạt vẫn đạt thành tích xuất sắc
Không phải ngành dành cho nữ
Nếu bạn cho rằng con gái không hợp với code, Nguyễn Thanh Thư (sinh năm 1998), cựu học sinh trường THPT Liên Hà, sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ này. Thanh Thư đến với CNTT không phải vì đam mê mà vì cô bị hấp dẫn bởi cơ hội nghề nghiệp, tương lai phát triển của nghề này.
Thanh Thư chia sẻ: “Bố mẹ không ủng hộ mình theo học CNTT vì sợ “khổ”. Tuy nhiên, sau khi theo dõi tho6ngtin trên báo đài, biết được CNTT là ngành mũi nhọn, cơ hội việc làm rộng mở, đặc biệt khi học tại Aptech, sinh viên được nhà trường ký cam kết hỗ trợ việc làm, nên bố mẹ đã ủng hộ”.
Sau 2 năm theo học tại Aptech, cùng sự kiên trì và nỗ lực, cô bạn “nhỏ mà có võ” tự tin chinh phục nhà tuyển dụng và trở thành nhà phát triển (developer) tại Công ty Usol Việt Nam.
Nguyễn Thanh Thư là học viên tiêu biểu của Aptech
CNTT chỉ học lý thuyết là làm được
Hầu hết sinh viên CNTT ra trường phải đào tạo lại bởi chương trình học hiện nay nặng lý thuyết, ít thực hành. Trước thực trạng đó, nhiều sinh viên lựa chọn học thêm các chương trình đào tạo thực tế, nhằm trang bị kiến thức toàn diện, đơn cử như Lê Hùng Tín (sinh năm 1997).
Sau khi theo học chương trình đào tạo chuyên nghiệp lập trình quốc tế Aptech ADSE, Tín chia sẻ: “Tại Aptech, chương trình học tinh gọn trong 2,5 năm, mình được thực hành chuyên môn cường độ cao”. Với lịch học linh hoạt vào buổi tối, được nhà trường giới thiệu nơi thực tập, Tín dự định trong năm nay sẽ vừa học, vừa đi làm để trải nghiệm thực tế doanh nghiệp.
Tương tự Tín, nhiều bạn sinh viên học ngành CNTT các trường ĐH, CĐ cũng chọn học thêm bằng CNTT quốc tế để tăng kỹ năng và có lợi thế việc làm tại các doanh nghiệp CNTT lớn.
CNTT không phải ngành khó nhưng là ngành học đòi hỏi phải thực hành đều đặn, thậm chí là cầm tay chỉ việc. Với chương trình học chú trọng thực tiễn, Aptech trở thành bệ phóng giúp các bạn sinh viên thỏa mãn đam mê, rèn kỹ năng và tạo ra các sản phẩm của riêng mình.
Nguồn bài viết: https://news.zing.vn/nganh-cntt-va-nhung-noi-oan-kho-giai-post950790.html