Trong khi các doanh nghiệp đang khát nhân lực thì có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT thất nghiệp hoặc phải làm công việc trái ngành. Cung không đáp ứng đủ cầu, đâu là nguyên nhân dẫn đến nghịch lý ấy?
Cơn khát nhân lực ngành công nghệ thông tin chưa hề giảm sút
Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng tới quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động công nghệ thông tin (CNTT). Nhu cầu nhân lực của ngành này mỗi năm tăng thêm 13%. Cũng như theo Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP HCM cho biết trong năm 2015, CNTT là một trong những nhóm ngành cần nhiều nhân lực nhất.
Đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động công nghệ thông tin
Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực như: tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game… Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó nhiều vị trí “khát” trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật, an ninh mạng…
Thực tế cho thấy, ngành C có chiều hướng phát triển mạnh về số lượng, chất lượng lẫn yêu cầu chuyên nghiệp trong nhiều năm tới. Nhưng hiện nay, vấn đề cung – cầu nhân lực của ngành này đang tồn tại nhiều nghịch lý khi doanh nghiệp “khát” người, đặc biệt là người tài giỏi, trong khi nhiều sinh viên công nghệ thông tin lại rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp hoặc phải làm việc trái ngành.
Giải pháp phá vỡ nghịch lý cung – cầu trong ngành công nghệ thông tin
Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghịch lý cung – cầu là do sinh viên không trang bị cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chính vì thế, Hệ thống Aprotrain – Aptech định hướng hoạt động giảng dạy rõ ràng: tập trung đào tạo nghề, kỹ năng làm việc cho nhân lực trong ngành công nghệ thông tin đáp ứng những yêu cầu năng lực cần thiết mà doanh nghiệp đưa ra với tỉ lệ 50-50 giữa giờ học lý thuyết và thực hành nhằm tăng cơ hội cạnh tranh cho sinh viên mới ra trường.
Trong nhiều năm liên tiếp, Aptech được Hội tin học TP Hồ Chí Minh và Tạp chí PC World trao cup đơn vị đào tạo công nghệ thông tin số 1 Việt Nam.
Bên cạnh đào tạo chuyên môn về lập trình, sinh viên còn làm thêm các dự án phần mềm cho các đối tác doanh nghiệp của trường, tích lũy kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này.
Theo thống kê hằng năm, hơn 90% sinh viên tốt nghiệp tại Aprotrain – Aptech đều có việc làm đúng ngành nghề đã chọn. Ngoài ra, có những nhân tố đặc biệt đạt giải thưởng trong và ngoài nước, có sản phẩm thành công và gây tiếng vang trong ngành đã từng theo học tại trường như Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Quang, Cao Duy Anh, Nguyễn Hải Hồ…
Với phương thức tổ chức lớp học có sỹ số không vượt quá 24 sinh viên mỗi lớp, các bạn sinh viên dễ dàng trao đổi và tương tác với giảng viên trong suốt quá trình học tập. Chính vì thế, chất lượng sinh viên Aptech sau khi ra trường được các công ty phần mềm công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao và tín nhiệm.