Tin tức

Tin Aptech

HTML5 và những điều cần biết

HTML (HyperText Markup Language – “Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản”) là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp.

HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web duy trì. Phiên bản mới nhất hiện nay là HTML5 hứa hẹn sẽ đưa việc trải nghiệm web sang một giai đoạn mới khi cho phép trình duyệt thực hiện nhiều điều thú vị với dữ liệu và hình ảnh.

Từ HTML đến HTML5

HTML ra đời từ những năm 1989, do Tim Berners-Lee phát triển, sau đó nhanh chóng phổ biến nhờ tính dễ học và dễ sử dụng. HTML sử dụng các tag để đánh dấu từng đoạn văn bản.

<p> This is a paragraph </p>

Phiên bản HTML đầu tiên của Tim Berners-Lee rất khác với những gì chúng ta đang sử dụng ngày nay, chẳng hạn như thiếu hẳn các chức năng định dạng văn bản. Tuy nhiên nhờ sự đơn giản của các tag này mà HTML được chấp nhận rộng rãi, và được đưa lên thành chuẩn.

Trong vòng tám năm (1989 – 1997), HTML đã phát triển qua bốn cột mốc chính, với phiên bản gần đây nhất là HTML4. Phiên bản này cũng đánh dấu việc CSS1 được công nhận là chuẩn để định dạng trang web, và DOM trở thành chuẩn cho phép các ứng dụng JavaScript chạy thống nhất trên mọi trình duyệt.

Với sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ của Internet, các thuật ngữ như Web 2.0 và RIA (Rich Internet Application) hầu như hiện diện ở khắp nơi. Người sử dụng, được trang bị phần cứng nhanh hơn và băng thông mạng tốt hơn, cũng thường xuyên đặt ra những yêu cầu phức tạp. Web hiện đại không phải chỉ là để sử dụng được, mà còn phải bắt mắt và giàu khả năng tương tác.

Trước thực tế đó, rõ ràng HTML cũng cần phải thay đổi, và sự thay đổi đó là cả một quá trình dài! Hơn 13 năm kể từ khi HTML4 xuất hiện, HTML5 mới đang tập tễnh những bước đi đầu tiên! Mặc dù vậy, HTML5 mang trong mình đủ sức hấp dẫn để gây nên sự chú ý (hảy thử search google để xem có bao nhiêu kết quả về HTML5). HTML5 được xây dựng để thỏa mãn bốn tiêu chí sau:

Thứ nhất: Khả năng tương thích

Đây là một tin vui cho những ai đã quen thuộc với việc sử dụng HTML: bạn không cần phải học lại gì cả! HTML5 vẫn giữ lại các cú pháp truyền thống trước đây, và nếu một vài tính năng mới nào đó của HTML5 chưa được trình duyệt hỗ trợ thì nó phải có một cơ chế fall back để render trong các trình duyệt cũ.

Đương nhiên là, HTML5 không thể xóa bỏ tất cả những gì đã có suốt hơn 20 năm chỉ trong một ngày. Mặc dù điều này cũng không đồng nghĩa với việc HTML5 hỗ trợ tất cả các trình duyệt, nhưng nếu bạn có một trình duyệt đủ cũ để không tương thích với HTML5, có lẽ đã đến lúc bạn nâng cấp trình duyệt mới!

Thứ hai: Tính tiện dụng

Đặt người dùng lên hàng đầu nên cú pháp của HTML5 khá thoải mái (dù chưa được chặt chẽ như XHTML), thiết kế hỗ trợ sẵn bảo mật, và sự tách biệt giữa phần nội dung và trình bày ngày càng thể hiện rõ: công việc định dạng hầu hết do CSS đảm nhiệm, HTML5 không còn hỗ trợ phần lớn các chức năng định dạng trong các phiên bản HTML trước đây.

Thứ ba: Khả năng hoạt động xuyên suốt giữa các trình duyệt: HTML5 cung cấp các khai báo đơn giản hơn và một API mạnh mẽ. Một ví dụ dễ thấy là khai báo DOCTYPE:

HTML4: <!DOCTYPE HTML PUBLIC “-//W3C//DTD HTML 4.01 Transitional//EN”
http://www.w3.org/TR/html4/loose.dtd“>

HTML5: <!DOCTYPE html>

So với các phiên bản trước, đặc tả HTML5 dài hơn đáng kể nhằm chi tiết hóa mọi hành vi để đảm bảo chúng thống nhất giữa các trình duyệt khác nhau.

Thứ tư: Khả năng truy xuất rộng rãi: HTML5 mang lại sự hỗ trợ tốt hơn cho các ngôn ngữ và cho người khuyết tật, đồng thời cũng có thể hoạt động trên các thiết bị và nền tảng khác nhau.

Vậy HTML5 đem lại những gì?

Điểm đặc trưng đầu tiên của một ngôn ngữ đánh dấu (markup language) là các thẻ. Và ở mặt này thì HTML5 được bổ sung rất nhiều cái mới, từ các thẻ tổ chức nội dung (article, aside, title…) đến các thẻ hỗ trợ tương tác và multimedia (video, audio…). Trong HTML5 cũng xuất hiện một khái niệm gọi là semantic markup, tức là các thẻ có mang ngữ nghĩa.

Các thẻ này ra đời từ việc khảo sát các trang web và nhận diện một số thói quen đặt tên phổ biến (một số phần của trang web thường luôn được đặt một cái tên như “header”, “footer”, “nav”). Ngoài sự rõ ràng, sử dụng các semantic markup còn có thể đem lại lợi thế khi các công cụ tìm kiếm trong tương lai tận dụng chúng để phân loại kết quả.

nhung-dieu-can-biet-ve-html5
HTML5 đem lại những lợi ích gì cho người dùng

Bên cạnh đó, thẻ <form> của HTML5 cũng được xem là một cải tiến lớn. Giờ đây với Form 2.0 (một cách gọi form trong HTML5), tất cả những chức năng mà bạn cần (định dạng, validate data…) đã được xây dựng trực tiếp vào trong HTML. Bạn không còn cần đến Ajax, Flash hay các công nghệ hỗ trợ để làm công việc này nữa!

Không chỉ dừng lại ở các tag, HTML5 bao gồm một tập các API hấp dẫn. Vài API thú vị có thể kể đến như:

·         Canvas

·         Geolocation

·         WebSocket

·         Web Storage

·         WebWorkers

Một số đặc điểm mới của HTML5


Với sự đóng góp, cải tiến của các nhà phát triển trình duyệt như Google (trình duyệt Chrome), Apple (Safari), Mozilla (Firefox), … HTML5 giờ đây đang dần hoàn thiện và có nhiều đặc tính khá tinh tế:
– Lưu trữ ngoại tuyến (offline): cho phép lưu trữ dữ liệu liên tục hay từng phần mà không cần cài đặt tính năng bổ sung (plug-in), tương tự như Google Gears.
– Miền vẽ (canvas drawing) cho phép tương tác trực tiếp với hình ảnh, biểu đồ, các đối tượng trong game (game component) thông qua các mã lập trình và tương tác người dùng – không cần Flash hay các plug-in.


images.jpg

Truyền nhận hình ảnh (video) và âm thanh (audio) trung thực: hiện đang trong quá trình hoàn thiện và thống nhất các chuẩn định dạng. Đến một ngày nào đó, YouTube và Pandora có thể sẽ không cần đến Flash nhưng vẫn đem đến cho bạn những đoạn video, âm thanh hấp dẫn.

Định vị người dùng (geolocation): HTML5 có thể giúp xác định vị trí của bạn và dùng nó để thực hiện cho một công việc nào đó, chẳng hạn phục vụ cho các kết quả tìm kiếm, cập nhật Twitter hay dùng cho các thiết bị định vị. HTML5 không giới hạn API của nhà cung cấp hay công cụ trình duyệt nào.

Mẫu nhập thông minh (smarter form): hộp tìm kiếm, dòng nhập thông tin, vùng thông tin hợp lệ… sẽ được kiểm soát tốt hơn, ít gây phiền toái cho người dùng khi họ điền thông tin, dữ liệu.

Tiếp cận các ứng dụng web dễ dàng (web application focus): chẳng hạn như việc xây dựng các trang wiki, công cụ kéo thả, bảng thảo luận, chat thời gian thực. Việc thực hiện các ứng dụng này sẽ nhanh chóng hơn và chúng có thể làm việc như nhau trên các trình duyệt.

Đăng ký tham gia ngay sự kiện “Những điều cần biết về HTML5” tại Aptech Việt Nam.

Để các bạn tìm hiểu kỹ hơn về HTML5, Hệ thống Đào tạo lập trình viên Quốc tế Aprotrain – Aptech Việt Nam tổ chức buổi workshop với chủ đề: “Những điều cần biết về HTML5”

Thời gian: 18h thứ 5 ngày 16/04/2015

Địa điểm: Tầng 4, tòa nhà Aptech 285 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Diễn giả: Anh Hoàng Đồng Tiến – Giảng viên tại Aprotrain- Aptech

Đăng ký tham gia trực tuyến tại: http://www.aptech-news.com/ae?region=North 

Chương trình mở cửa tự do cho tất cả các bạn trên địa bàn Hà Nội. Bạn nào không thể đến tham gia có thể đặt câu hỏi và gửi về hòm thư [email protected]và chúng tôi sẽ phản hồi lại cho bạn ngay sau khi Workshop kết thúc.

–Tham khảo–

Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan

Bật mí 2 đặc điểm dân tay ngang sang CNTT lợi thế hơn hẳn so với dân chính chuyên ảnh 3
T3, 12/09/2023

2 lợi thế người chuyển nghề sang CNTT so với dân CNTT gốc

Làn sóng chuyển nghề sang CNTT vẫn đang tiếp tục lớn mạnh, người chuyển nghề sang CNTT tuy “đi sau”...
Tin Aptech
5 điều dân trái ngành cần nắm  trước khi chuyển sang nghề lập trình - 2
T2, 11/09/2023

5 điều dân trái ngành cần nắm trước khi chuyển sang nghề lập trình

Người mới bắt đầu cần học khoảng 6 đến 12 tháng để có thể đi làm. Xác định khả năng tiếp cận ngành học...
Tin Aptech
RESIZE
T4, 06/09/2023

[HCM] GRADUATION & OPENING CEREMONY 2023: START TO STAR

Để “đánh dấu” sự trưởng thành của một thế hệ tốt nghiệp và “khởi động” cho một thế hệ Lập trình viên...
Tin Aptech
image_2023_08_22T08_10_54_898Z-1
T4, 23/08/2023

Cập nhật liên tục nhanh nhất toàn bộ: Điểm chuẩn các trường đại học 2023

Dưới đây cập nhật liên tục nhanh nhất toàn bộ: Điểm chuẩn các trường đại học 2023 để quý phụ huynh và...
Tin Aptech
IMG_8941
T3, 22/08/2023

[HCM] Trải nghiệm công việc vị trí Business Intelligence Analyst với khóa học Aptech Data Week #2

Vừa qua, tuần lễ Aptech Data Week đã quay trở lại tại 2 cơ sở Aptech D5 Bình Thạnh &amp; Aptech Nguyễn...
Tin Aptech
hoc-IT-thoi-4
T3, 22/08/2023

"Mách" bạn cách chọn trường học CNTT thời 4.0

Với các sĩ tử 2K5 đang đứng trước ngưỡng cửa chọn trường, chọn ngành, thì thời gian còn lại này chính...
Tin Aptech
Photo4
T6, 18/08/2023

Giải mã độ hot của ngành IT đối với 2K5

Với một số ngành "hot" được nhiều thí sinh quan tâm có mức độ cạnh tranh cao như nhóm ngành Công nghệ...
Tin Aptech
z4608538421720_0329102053408df1e66f1a004c50d927
T4, 16/08/2023

[HCM] CÙNG 2K5 NHẬP HỌC CÔNG NGHỆ TẠI APTECH VỚI LOẠT LỢI THẾ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TOÀN DIỆN

Vừa qua, tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech khu vực TP. Hồ Chí Minh đã tưng bừng khai...
Tin Aptech
resize_1600x640-3
T4, 02/08/2023

[HCM] Talkshow: Phát triển Ứng dụng Game với ngành Lập trình

Đối với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, phần lớn chúng ta đều phải gồng mình chạy theo...
Tin Aptech
Banner-20230728_1600x640
T6, 28/07/2023

[HCM] Aptech Data Week #2: Thử thách với vị trí Business Intelligence Analyst

Tiếp nối sự thành công của Series Aptech Data Week trước đó, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế...
Tin Aptech
FacebookYoutube
Scroll to Top