Được đánh giá là 1 trong 10 nghề hot nhất thế kỷ 21, nhiều người đã đặt trọn cả đam mê, kỳ vọng và cả ước mơ vào nghề lập trình viên. Thực tế đã chứng minh có không ít những tấm gương đã thành công trong lĩnh vực này.
Những câu chuyện của nghề lập trình viên
Câu chuyện thứ 1
Với bất cứ ngành nghề nào, đam mê là yếu tố quyết định thành bại của bạn.
Nguyễn Lương Bằng, chàng trai sinh năm 1992 là cha đẻ tựa game Freaking Math làm điên đảo các bảng xếp hạng game.
Có kinh nghiệm chơi game từ năm lớp 6 và hiện nay, anh đã tìm ra con đường sự nghiệp của mình khi gắn bó với ngành công nghiệp game trong lĩnh vực phát triển các sản phẩm trò chơi và ứng dụng cho di động. Đầu năm 2012, Bằng tham gia nhóm Aprotrain RedTeam để viết mạng xã hội giao thông MyESN. Đó cũng là lúc Nguyễn Lương Bằng bắt đầu bước vào lĩnh vực lập trình di động. Sau thành công của Flappy Bird, rất nhiều game có cách chơi đơn giản nhưng gây ức chế người chơi ra đời, tuy vậy chỉ có Freaking Math là trụ lại và gây nên cơn bão trên các bảng xếp hạng.
Tại hội thảo “Làm game không khó” được tổ chức tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh chàng lập trình viên chia sẻ: “ Không tạo ra được sản phẩm, đừng nói là đam mê”
Câu chuyện thứ 2
Sẵn sàng làm thêm giờ, áp lực deadline, khối lượng công việc khổng lồ, ….bạn có sẵn sàng vượt qua?
Thạch Ngọc Thùy Dương, cô gái sinh năm 1988 từng trúng tuyển khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội II nhưng lại rẽ ngang sang ngành công nghệ thông tin vốn dành cho phái mạnh với học bổng Lập trình viên Quốc tế trị giá 450 USD. Và hiện tại Dương đang là quản lý dự án( Project Mannager) của Công ty Phần mềm FPT Software.
Trên con đường mà mình đã chọn, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn và không ít thử thách nhưng chưa khi nào Dương nghĩ đến bỏ cuộc. Quan điểm của Dương là: “Trước khi bắt tay vào một việc, Dương luôn đặt mục tiêu rất rõ ràng. Dương quan niệm Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn dến thành công nên khi nhận được học bổng, Dương đã từ bỏ trường Sư phạm để vào học tại đây. Dù học ở bất kỳ đâu cũng đều có áp lực nhưng học ở Aptech thì áp lực về bài vở, về project tăng lên gấp đôi, gấp ba. Và mục tiêu của Dương khi ấy là phải biến áp lực thành động lực học tập, phải biến khó khăn thành cơ hội của mình.”
Câu chuyện thứ 3,
Và đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công!
Giang Thiên Phú là cái tên không còn xa lạ trong giới công nghệ thông tin ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Phú trở thành giám đốc công ty tin học năm 19 tuổi và Phú cũng là trường hợp hy hữu khi vượt qua nhiều vòng thi tuyển để trở thành giảng viên khi chưa có bằng đại học.
Giang Thiên Phú chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết vượt qua khó khăn với sinh viên
Cái tên Giang Thiên Phú được biết đến nhiều bắt đầu từ công trình “máy vệ sinh chuồng gà” với giải thưởng sáng tạo dành cho học sinh phổ thông, rồi một loạt sản phẩm khác: robot xây thành Cổ Loa, máy bay điều khiển từ xa. Đặc biệt là sản phẩm kính hiển vi làm từ webcam.
Giang Thiên Phú từng được bầu là một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc (năm 2008). Với một bảng dài thành tích và cũng chưa có bằng đại học, nhiều người gọi anh là “Bill Gates của Việt Nam”..
Nguyễn Lương Bằng, Thạch Ngọc Thùy Dương và Giang Thiên Phú là 3 tấm gương lập trình viên điển hình cho thế hệ người Việt trẻ dám theo đuổi đam mê của mình.
“Quỹ học bổng Khai nghiệp”ra đời nhằm thỏa mãn niềm đam mê công nghệ thông tin của tất cả mọi người.
“Quỹ học bổng khai nghiệp” được áp dụng cho tất cả sinh viên nhập học khóa Lập trình viên Quốc tế từ 01/01/2015 đến hết 30/7/2015 với nhiều hỗ trợ đặc biệt:
– Hỗ trợ chi phí đào tạo trong thời gian 2.5 năm học tại Aptech trị giá 12.000.000 VNĐ
– Miễn phí 1 khóa Tiếng Anh chuyên ngành CNTT và tiếng Anh giao tiếp trong thời gian 1.5 năm
– Cam kết việc làm sau khi ra trường với mức lương khởi điểm 60 triệu/ năm