Theo thống kê của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, 6 tháng đầu năm nay, nhu cầu nhân lực ngành lập trình chiếm 15% và có xu hướng tăng cao trong 6 tháng cuối năm. Nhiều chuyên gia khác về việc làm lao động cũng cho rằng, nhân lực nghề lập trình, đặc biệt là lập trình viên lập trình di động hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng.
Nghề lập trình viên là gì?
Để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về nghề lập trình nói chung và lập trình di động nói riêng, chúng tôi xin tóm lược lại bài trả lời phỏng vấn của ông Lê Hồng Hải, Giám đốc Hệ thống Lập trình viên Quốc tế Aprotrain Aptech trong chương trình “Chuyên gia của bạn” của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) về khái niệm, cơ hội phát triển, môi trường đào tạo và bí quyết thành công của lĩnh vực nghề nghiệp mới mẻ này.
Ông Lê Hồng Hải, Giám đốc Hệ thống Lập trình viên Quốc tế Aprotrain Aptech
VOV: Ông có thể thông tin chi tiết hơn để thính giả nghe đài có thể hiểu một cách ngắn gọn và chính xác về nghề lập trình nói chung và cụ thể hơn là về nghề lập trình viên lập trình di động?
Ông Lê Hồng Hải:
Hiện nay, chúng ta đang sử dụng các thiết bị có nền tảng máy tính như máy tính bàn, máy tính xách tay hay máy tính bảng. Đó đều là các thiết bị có phần mềm cài đặt như: đọc tin tức có thể mở trang web Vnexpress.net, tìm kiếm thông tin qua Google, soạn thảo văn bản qua Microsoft Word… Tất cả những phần mềm đó đều là những sản phẩm được sản xuất bởi ngành lập trình. Như vậy, lập trình là nghề hết sức quan trọng, nó giúp thổi linh hồn vào máy tính. Nếu như không có các chương trình như: soạn thảo văn bản, từ điển, phần mềm kế toán…thì máy tính hoàn toàn là một vật vô dụng.
Nói riêng về lập trình di động thì nó là nghề lập trình các phần mềm trên thiết bị di động. Thiết bị di động là những thiết bị phù hợp với nhu cầu di chuyển của con người như nó sử dụng pin, có kích thước nhỏ gọn, có trọng lượng nhẹ, có thể sử dụng các kết nối không dây (wifi, bluetooth…). Phổ biến nhất hiện nay là smartphone và máy tính bảng. Đã có rất nhiều ứng dụng ra đời trên thiết bị di động như: Google Map (dò tìm bản đồ), game “Bắt chữ”… đang rất phổ biến hiện nay.
VOV: Ông có thể cho biết, những đối tượng như thế nào thì phù hợp với nghề này? Hay nói một cách khái quát hơn thì các bạn trẻ cần những tố chất gì mới phù hợp và nên chọn nghề này? Với những bạn trẻ đang học cấp 3 thì đây là những thông tin rất cần thiết để giúp họ sớm định hướng cho mình.
Ông Lê Hồng Hải:
Nghề lập trình hiện nay không phải là nghề quá kén chọn người, tất cả các bạn trẻ đều có thể tham gia học ngành này được. Điều quan trọng là chúng ta phải có đam mê, thực sự yêu thích máy tính. Sự yêu thích này phải từ chính bản thân chúng ta chứ không phải a dua theo bạn bè, theo trào lưu xã hội hay do bố mẹ lựa chọn.
Thứ hai, để theo được ngành lập trình cần phải có tư duy logic. Ví dụ như những bạn học môn tự nhiên, học toán tốt, thì đó là điều kiện thuận lợi để có thể học ngành này.
Thứ ba, các bạn muốn đạt được đỉnh cao của ngành lập trình cần phải có sự chăm chỉ, kiên trì. Bởi trong quá trình lập trình sau này sẽ có rất nhiều bài toán khó, nhiều thuật toán phức tạp. Nếu như bạn không kiên nhẫn sẽ nhanh nản, nhanh chán.
Cuối cùng, để thành công bạn phải liên tục học hỏi, tìm kiếm tài liệu. Do đó, việc tự học là một yếu tố quan trọng. Đồng thời, nếu bạn có khả năng sáng tạo thì đó là điểm cộng tuyệt vời.
VOV: Theo ông Trần Anh Tuấn, Quyền giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, 6 tháng đầu năm nay, nhu cầu nhân lực ngành lập trình chiếm 15% và có xu hướng tăng cao trong 6 tháng cuối năm. Nhiều chuyên gia khác về việc làm lao động cũng cho rằng, nhân lực nghề lập trình, đặc biệt là lập trình di động hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Ông nghĩ như thế nào về dự báo này?
Ông Lê Hồng Hải:
Dự báo này rất chính xác. Tôi xin đưa ra những dự báo đời thường hơn. Ngành lập trình trong vài năm gần đây rất “nóng”, có sự ổn định trong nhu cầu nhân lực, tốc độ tăng trưởng trung bình chiếm khoảng 20%. Bởi hiện nay, công nghệ thông tin và phần mềm thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống sản xuất. Chúng ta dễ dàng nhận ra khi đọc tin tức chúng ta cũng đọc online, giao dịch mua bán qua mạng Internet, vào các tòa nhà dùng thẻ quẹt nhận dạng, sử dụng hệ thống chấm công bằng vân tay… Hiện nay, công nghệ thông tin đã trở thành hạ tầng của đời sống hiện đại. Nó thiết yếu như điện, nước, xăng dầu, khí đốt, không có nó chúng ta không làm được gì cả. Cho nên xã hội càng phát triển, ngành lập trình càng có nhiều đất để sống.
Thứ hai, số lượng và chất lượng của lập trình viên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều đang “khát” người, đặc biệt là lĩnh vực lập trình di động. Gần đây, nhu cầu tăng lên 30% so với mặt bằng lập trình nói chung. Do ngày nay, các thiết bị di động đang phổ biến, tăng đột biến về số lượng. Các chuyên gia dự đoán, các thiết bị này trong những năm tới sẽ chiếm tỉ trọng lớn hơn các thiết bị để bàn.
Một giờ học sôi nổi tại Aprotrain Aptech
VOV: Nhiều chuyên gia dự báo trong năm 2014 này và những năm tới đây, ngành lập trình vẫn cần số lượng lao động lớn. Vì thế cơ hội việc làm với những lao động theo ngành này cũng rộng mở hơn. Ông nghĩ gì về dự báo này? Và xin ông cho biết thêm là lập trình viên sau khi ra trường có thể làm những công việc gì?
Ông Lê Hồng Hải:
Đa số các bạn sẽ bắt đầu với vị trí lập trình viên tức là người viết phần mềm cho:
- Các công ty sản xuất sản phẩm nội địa
- Làm out source (gia công phần mềm)
- Freelander: tự nhận hợp đồng và viết
Riêng với mảng lập trình di động, các bạn có thể tự lập studio, tự viết các phần mềm và đưa lên kho ứng dụng của Apple hoặc của Google. Từ đó, kiếm tiền thông qua các hình thức quảng cáo hoặc bán đồ trong game…
VOV: Vâng, quả là rất hấp dẫn. Hiện, chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn Lương Thị Tuyết. Thính giả này đang học ĐH Xây dựng ngành CNTT. Bạn đang băn khoăn 2 năm nữa khi bạn ra trường liệu có tìm được việc hay không. Liệu ngành lập trình sau 2 năm nữa độ hot có được duy trì hay không?
Ông Lê Hồng Hải:
Tôi nghĩ độ “nóng” của ngành này không thể tính bằng 2 năm mà phải lên tính đến chục năm. Thế nhưng có một đặc điểm quan trọng là không phải sinh viên nào học lập trình ra là có việc làm, điều quan trọng là khi bạn học ra bạn có đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng không. Nó là một bài toán mà các bạn cần phải quan tâm
VOV: Vâng, cơ hội việc làm là nằm trong tay các bạn, chính các bạn sẽ quyết định đến tương lai của các bạn, chứ không phải là học ở trường nào hay là do môi trường ở đâu đúng không ạ?! Vâng, như ông vừa chia sẻ về sự hấp dẫn của ngành lập trình di động. Nhưng học ngành này có khó hơn học lập trình không? Trong chương trình học về lập trình di động, học viên sẽ được học những ứng dụng nào, học trong thời gian bao lâu?
Ông Lê Hồng Hải:
Thật ra, lập trình di động là một mảng trong lập trình. Bên cạnh lập trình di động còn có lập trình web, lập trình data base và một số mảng khác nữa. Nó không khó hơn so với lập trình bình thường mà nó chỉ cần các bạn học thêm một số ngôn ngữ lập trình hoặc một vài đặc thù dành riêng cho ứng dụng di động. Chẳng hạn như ứng dụng di động năng lượng rất hạn chế vì nó sử dụng pin, hoặc kích thước màn hình rất nhỏ, bộ nhớ cũng hạn chế. Do đó, chúng ta phải tối ưu hóa các thuật toán hoặc nó sử dụng các kết nối không dây. Học viên cần học 3 loại ngôn ngữ là: lập trình trên nền tảng Android của Google, lập trình trên nền tảng iOS của Apple, lập trình trên nền tảng Windows của Microsoft. Trong mỗi nền tảng này, các bạn sẽ học một ngôn ngữ lập trình riêng như: java (Android), Objective C (iOS), C# (Windows Phone).
Nếu đã thành thạo lập trình căn bản như C, Java, .net, các bạn chỉ mất khoảng 3 tháng để có thể học và phát triển ứng dụng di động.
VOV: Rất nhiều bạn trẻ hiện nay yêu thích nghề lập trình di động. Thính giả Nguyễn Thị Hồng thắc mắc: “Em có thể tự học lập trình di động không. Hiện tại có lớp học ngắn hạn nào về nghề này không?”
Ông Lê Hồng Hải:
Bạn có thể tự học bằng cách lên Google tra cứu tài liệu, vào các diễn đàn CNTT trao đổi kinh nghiệm… Tuy nhiên, con đường tự học sẽ gian nan, vất vả hơn so với việc có các cơ sở, chuyên gia hướng dẫn bạn. Ở Aptech hiện nay, ngoài chương trình đào tạo lập trình kéo dài 2.5 năm (trong đó có các môn học về lập trình di động), thì Aptech cũng đang triển khai các khóa học ngắn hạn trên môi trường Android và IOS, và sắp tới là Windows phone. Bạn cần có sẵn 1 số kiến thức lập trình căn bản trước khi gia nhập các lớp này. Thời gian học 1 khóa khoảng 75 giờ (3 tháng), mỗi tuần học 6 tiếng và chia thành 2 cấp độ căn bản và nâng cao.
VOV: Vậy thời gian học như thế nào? Đối với những bạn đang đi làm ban ngày muốn học thêm buổi tối, liệu lịch học có linh động không?
Ông Lê Hồng Hải:
Lịch học sẽ linh động theo thời gian rảnh của các bạn. Bởi môi trường Aptech có 3 đối tượng tham gia học tập:
1. Các bạn học sinh phổ thông trung học
2. Sinh viên đang theo học tại các trường đại học
3. Những người đi làm
Cho nên, lịch học tại Aptech sẽ được phân bổ linh hoạt, có các múi giờ vào buổi tối phù hợp với các bạn đang đi làm hay sinh viên trường khác muốn theo học song song.
VOV: Bạn Nguyễn Thị Hồng (Hà Nội) hãy yên tâm rằng: nếu bạn thực sự yêu thích ngành lập trình di động, bạn hoàn toàn có thể đăng kí những khóa học ngắn hạn như vậy để tiếp tục thực hiện đam mê của mình. Chúng tôi cũng nhận được câu hỏi của thính giả Đặng Đức Hiền ở Quảng Nam. Bạn muốn hỏi khách mời là sau khi học xong chương trình đạo tạo khóa học về lập trình trên thiết bị di động của nhà trường thì bạn có khả năng viết game trên thiết bị di động được không?
Ông Lê Hồng Hải:
Bạn hoàn toàn có thể viết game trên thiết bị di động được. Sau khi học xong bạn có thể làm 2 nhóm việc: viết các ứng dụng hoặc viết các game. Rất nhiều sinh viên khi ra trường đi làm lập trình game di động. Thậm chí nhiều bạn đã tự phát triển các game di động của riêng mình ngay từ lúc còn học trong trường. Điển hình gần đây là bạn Nguyễn Lương Bằng, 1 sinh viên của Aprotrain Aptech đã phát triển sản phẩm Freaking Math được cộng đồng trong nước và thế giới đánh giá cao, đã xuât hiện nhiều bài trên báo chí sau sự kiện Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông và School Cheater của Bưởi studio. Các game này đã liên tục nằm trong top trên các kho ứng dụng Android và Apple.
VOV: Vậy để đăng ký theo học tại Aprotrain Aptech, học viên cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Ông Lê Hồng Hải:
Đối tượng của Aprotrain Aptech là các bạn nam/nữ đã tốt nghiệp phổ thông trung học, đang là sinh viên tại các trường đại học hoặc đang đi làm.
Các bạn tham gia tư vấn và thi tuyển đầu vào để xếp lớp 2 môn Toán logic và tiếng Anh, điểm đạt là 18 trên tổng điểm 45 (tức là 40%).
Chương trình đào tạo ở Aptech đều được chuyển giao từ Ấn Độ về, dưới dạng học bằng tiếng Anh trong suốt 4 học kỳ. Đối với các bạn có điểm tiếng Anh cao sẽ được xếp học các lớp Tiếng Anh ngay từ kỳ 1 đến hết kỳ 4. Với các bạn tiếng Anh hạn chế sẽ được xếp vào lớp học kỳ 1 tiếng Việt, rồi bổ sung kiến thức đọc hiểu tài liệu tiếng Anh, bắt đầu vào kỳ 2 sẽ chuyển lên học tiếng Anh. Nội dung hoàn toàn học các lớp này hoàn toàn giống nhau.
Sinh viên Aptech khi ra trường thành công trong sự nghiệp
VOV: Thưa ông, bác Hà (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có gọi điện về chương trình hỏi, bác có con đang theo học khoa CNTT, ĐH Bách Khoa, HN. Tuy nhiên, khi đi xin việc, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm việc. Đây là điều rất khó khăn, vậy qua chương trình, chuyên gia có thể tư vấn để những sinh viên mới ra trường có thể vượt qua vòng phỏng vấn của nhà tuyển dụng?
Ông Lê Hồng Hải:
Đây cũng là thực trạng chung của các bạn sinh viên đại học, tức là môi trường học đại học cung cấp cho chúng ta những kiến thức hàn lâm rất tốt nhưng thường các trường đại học không chú trọng lắm đến khâu tìm đầu ra cho sinh viên, thường để sinh viên tự vật lộn với nhà tuyển dụng. Bài toán thiếu kinh nghiệm là bài toán nan giải của nhiều sinh viên. Tôi khuyên các bạn khi đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, bạn cố gắng tìm những công việc mang tính chất thực tập. Nó có thể không mang lại thu nhập nhưng nó sẽ giúp ta tích lũy nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, nếu bạn thể hiện được kiến thức và sự cố gắng, nỗ lực thì các doanh nghiệp sẵn sàng nhận bạn. Bởi trước đây tôi cũng có làm việc với rất nhiều doanh nghiệp phần mềm, tôi thấy rằng, các doanh nghiệp có tư duy rất đúng là: “nếu bạn đến với họ mà bạn không đóng góp được gì cho họ, bạn chỉ muốn mang giá trị, lợi ích về rất khó được chấp nhận”. Điều quan trọng là các bạn hãy cố gắng xin được vào các vị trí thực tập và có đóng góp cho doanh nghiệp. Tôi tin là các bạn sẽ thành công.
VOV: Vâng, thưa ông, có rất nhiều thính giả băn khoăn bởi ngành CNTT có rất nhiều trung tâm đào tạo, vậy xin hỏi ông sự khác biệt giữa Aprotrain Aptech với các chương trình đào tạo tại các đơn vị khác?
Ông Lê Hồng Hải:
Như chúng ta đã biết, hiện nay có khoảng hơn 300 trường đại học, cao đẳng cũng như các hệ thống quốc tế đang mở ra chuyên ngành đào tạo về CNTT và lập trình. Một trong những thực trạng phần lớn các trường tại Việt Nam gặp phải đó là: tính hàn lâm của chương trình học quá cao. Nó chủ yếu đào tạo lý thuyết còn chuyên môn chưa được đào sâu, dành nhiều thời gian đào tạo các môn bên lề, xoay quanh như: kinh tế, chính trị, xã hội… Nên dẫn đến việc mất nhiều thời gian vào các môn chuyên ngành.
Aptech là tập đoàn từ Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia có nền đào tạo CNTT phát triển nhất thế giới, vượt qua cả Hoa Kỳ. Khi vào Việt Nam, sứ mệnh của Aptech rất rõ ràng là đào tạo hướng đến sinh viên, giúp sinh viên ra trường có việc làm. Do đó, tất cả quan điểm áp dụng đào tạo đều triệt để theo quy cách này. Cụ thể được thể hiện ở 4 giá trị lớn:
· Đào tạo chuyên sâu và cập nhật công nghệ cao. Aptech chỉ đào tạo duy nhất một ngành là Lập trình viên quốc tế và trong vòng 2.5 năm có 30 môn học, 30 môn này đều là các môn chuyên ngành CNTT, không lẫn bất kì môn học nào khác, ngoại trừ môn tiếng Anh để bổ trợ khả năng đọc hiểu của học viên.
· Tại Việt Nam, đại đa số các trường đều chậm thay đổi khung chương trình. Nó rất cồng kềnh, lâu, có những chương trình đã cũ đến 15 – 20 năm vẫn được áp dụng đào tạo. Ở Aptech cứ định kỳ 2 năm 1 lần bắt buộc phải thay giáo trình để cập nhật những công nghệ. Cho nên, những công nghệ mới nhất mà hiện nay thế giới vẫn chưa định hình rõ thì đã được đào tạo ở Aptech như: điện toán đám mây, lập trình trên di động, lập trình trên thiết bị không dây.
· Aptech chủ trương đào tạo kiến thức thực tiễn, tức là nó phải phù hợp với hơi thở xã hội, phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Trong 30 môn học này, một là những môn bắt buộc không thể thiếu trong ngành CNTT, một là môn học mà nhà tuyển dụng đang cần. Bởi kiến thức rất nhiều, môn nào cũng có giá trị nhất định, nhưng quan điểm của Aptech là không để sinh viên học thừa bất kỳ một môn nào, tất cả các môn khi ra trường đều phải có ứng dụng thực tế.
· Sinh viên được học các kỹ năng làm việc, ví dụ như: giảng viên đều là những người đang đi làm trong lĩnh vực đó chứ không phải là các giáo sư, tiến sỹ dạy lý thuyết. Hoặc tỷ lệ thực hành rất cao, mỗi một buổi lý thuyết là một buổi thực hành. Điều này giúp sinh viên Aptech ra trường được các nhà tuyển dụng chấp nhận và chào đón.
VOV: Vậy cụ thể tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp trường Aprotrain Aptech làm đúng nghề, sống được với nghề nghiệp của mình là bao nhiêu phần trăm, thưa ông?
Ông Lê Hồng Hải:
Theo thống kê gần đây nhất của Aptech có khoảng 80% các bạn sinh viên ra trường có việc làm hoàn toàn đúng chuyên ngành. Số còn lại các bạn tiếp tục học ở một số trường ĐH Quốc tế như: FPT Greenwich hoặc làm ở 1 số vị trí CNTT tại các doanh nghiệp khác.
VOV: Những việc làm này do sinh viên nỗ lực tìm được hay do Aprotrain Aptech giúp đỡ và giới thiệu?
Ông Lê Hồng Hải:
Nó có cả 2 lý do trên. Ở đây, một mặt các doanh nghiệp, hàng tháng họ vào đặt hàng để lấy sinh viên. Có những công ty rất lớn như: FPT Software, Gameloft, Hanel Soft… họ đặt vài trăm suất nhưng nhiều khi Aptech không đủ để cung ứng cho họ.
Ngoài ra, ở Aptech còn có riêng một bộ phận chuyên hỗ trợ việc làm cho sinh viên thông qua 4 hoạt động: hướng nghiệp, đi tham quan doanh nghiệp, thực tập bắt buộc tại doanh nghiệp và hỗ trợ việc làm. Đặc biệt trong năm nay, nhà trường đã ký cam kết bằng văn bản với tất cả các bạn sinh viên là: ra trường sẽ có việc làm với mức lương khởi điểm 5 triệu/1 tháng. Điều này được thực hiện trên 2 cơ sở: Aptech tin tưởng vào chất lượng đầu ra của sinh viên và Aptech có duy trì mối quan hệ hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp tuyển dụng.
VOV: Bác Long (Quảng Nam), hiện đang có con học tại FPT về thiết kế phần mềm, vậy sau khi con bác học xong có thể chuyển sang Aprotrain Aptech học được không?
Ông Lê Hồng Hải:
Hoàn toàn được, thưa bác.
VOV: Tiền học phí tại Aprotrain Aptech như thế nào?
Ông Lê Hồng Hải:
Học phi trọn gói cho khóa 2.5 năm tức 30 tháng là khoảng 60 triệu đồng. Tính trung bình 2 triệu 1 tháng. Đây là mức chi phí đầu tư rất hợp lý cho 1 khóa học chất lượng và 1 nghề nghiệp tốt sau này. Trung bình thì sinh viên tốt nghiệp có thể thu hồi hoàn vốn sau 1 năm đầu tiên đi làm
Đối với khóa ngắn hạn 3 tháng về di động, học phí trọn gói khoảng 8 triệu đồng.
Các kỳ thi tuyển đầu vào đều có chế độ học bổng dành cho các thí sinh có điểm cao. Đặc biệt năm nay nhân kỷ niệm 15 năm tập đoàn Aptech có mặt tại VN thì đang áp dụng chế độ ưu đãi đến 25% học phí, tức là free chi phí 1 học kỳ cho giai đoạn từ nay đến hết tháng 8/2014.
Các bạn không phải đóng thêm bất kỳ chi phí nào trong suốt thời gian học tại Aptech
VOV: Với các bạn trẻ yêu thích CNTT, muốn thực hiện ước mơ của mình tại Aprotrain Aptech, các bạn có thể đăng ký tại những địa điểm nào?
Ông Lê Hồng Hải:
Hiện nay, Aprotrain Aptech đang đào tạo trên 3 cơ sở:
– Toà nhà Aptech, 285 Đội Cấn, Tel: (04) 37 623 654 Email: [email protected]
– Toà nhà Aptech, 43 Kim Đồng, Tel: (04) 36 658 855 Email: [email protected]
– Toà nhà Aptech, số 32, đường D2, Bình Thạnh, Tel: (08) 35 129 620 Email: [email protected]
Các bạn cũng có thể đăng ký online qua trang web: http://www.aptech-news.com/
VOV: Xin trân trọng cảm ơn ông Lê Hồng Hải, giám đốc Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế đã đến tham dự chương trình của chúng tôi ngày hôm nay. Cảm ơn quý vị thính giả đã lắng nghe chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại!
Đây là chương trình hỏi đáp “Chuyên gia của bạn” của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), hệ Thời sự Chính trị tổng hợp. Chương trình đã được phát sóng trực tiếp ngày 27/07/2014 (15h15).