Dịch Covid-19 đang làm đảo lộn việc học tập của học sinh, nhất là đối với các sĩ tử 2002 sẽ bước vào kỳ thi THPT Quốc gia và Đại học trong năm nay. Thời gian này, thay vì được tập trung tăng tốc cho việc ôn luyện, các bạn “bất đắc dĩ” phải nghỉ học vô thời hạn khiến chính học sinh, bố mẹ lẫn thầy cô đều hoang mang lo lắng.
Thi không được dừng – dịch thì chẳng ngưng.
Kỳ nghỉ kéo dài bất thường chắc chắn ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh, nhiều trường cấp bách triển khai dạy – học trực tuyến nhằm tránh học sinh “rơi rụng kiến thức” do nghỉ học lâu ngày, song còn nhiều bất cập, kết quả đem lại chưa cao. Học sinh trong tình thế tiến thoái lưỡng nan: không học không được, học cũng không xong. Các bạn bị mất quyền chủ động với việc ôn thi của chính mình khi vừa phải học trực tuyến ở nhà, vừa phải nghe ngóng diễn biến của dịch bệnh với hi vọng sớm được trở lại trường học ôn thi cho kịp tiến độ. Theo đó mới đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã ra quyết định lùi ngày thi tới 8-11/8 và cân nhắc giảm tải khối lượng kiến thức trong đề thi. Những câu hỏi thắc mắc vẫn tiếp tục được đặt ra: Lùi chừng đó liệu đã đủ, và cắt giảm thế nào để vừa đủ với những lỗ hổng kiến thức của học sinh?

Kỳ thi THPT Quốc gia và Đại học đang đến gần nhưng học sinh vẫn phải nghỉ học vô thời hạn vì dịch Covid-19
Cùng với nỗi lo “thi kiểu gì?”, 1 nỗi lo khác cũng “tốn não” không kém là “thi cái gì?”. Việc chọn ngành nghề là quyết định rất quan trọng với cuộc đời 12 năm đèn sách của mỗi cô cậu học trò. Chọn thế nào để phù hợp với sở thích, khả năng, vừa kiếm ra tiền, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội? Chắc chắn các bạn không thể nhìn xu hướng nghề nghiệp năm ngoái để phỏng đoán xu hướng nghề nghiệp năm nay, hoặc 10 năm nữa. Sự chuyển dịch dựa vào nhu cầu và thị hiếu của xã hội cần nhiều hơn sự phân tích từ các chuyên gia, thay vì chỉ là phỏng đoán qua loa.
PGS.TS Phạm Mạnh Hà – chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực hướng nghiệp, chọn nghề chia sẻ: “Nếu chọn sai nghề, hệ lụy sẽ không xảy ra ngay nhưng có thể sau 5 năm, thậm chí là 20 – 30 năm sau mới xảy ra, lúc đó không thể thay đổi được.”
Trong rủi có may.
Thời điểm “nghỉ vì dịch” cũng là thời gian lý tưởng để con cái và cha mẹ có cơ hội cùng nhau trao đổi kỹ lưỡng về quyết định chọn ngành, chọn nghề. Phụ huynh cùng các sĩ tử nên cập nhật thông tin từ các nguồn tin tức chính thống, lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia có kinh nghiệm về tuyển sinh và hướng nghiệp để không bị “mất phương hướng” với những luồng thông tin thật giả lẫn lộn hiện nay. Theo đó, những buổi tư vấn hướng nghiệp ứng dụng công nghệ số để phát sóng trực tuyến với cách truyền tải mới lạ được xem là sự lựa chọn lý tưởng nhất, phụ huynh và các sĩ tử có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể tiếp cận được những thông tin tuyển sinh chính xác và khách quan.
Buổi Livestream “Hóng cùng Chuyên gia: Chọn nghề Chất, Phất Tương lai” sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan tới những thay đổi quan trọng trong quy chế kỳ thi THPT Quốc gia và Đại học năm nay, cũng như định hướng chọn ngành nghề phù hợp với xu hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các bạn sĩ tử 2002.
Buổi Livestream sẽ có sự hiện diện của 2 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp: PGS. TS Phạm Mạnh Hà – giảng dạy chuyên sâu về tâm lý học hướng nghiệp, gương mặt thân quen của rất nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh trên truyền hình, các trang báo lớn,… tác giả cuốn sách Tâm lí học hướng nghiệp và thầy Chu Tuấn Anh – chuyên gia tư vấn tuyển sinh lâu năm của VTV2, từng được trao tặng huy chương vì sự nghiệp Giáo dục của Đài truyền hình Việt Nam và đề cử vào Hội đồng Tư vấn Giáo dục Quốc gia do Thủ tướng đứng đầu.

PGS. TS Phạm Mạnh Hà – gương mặt thân quen của nhiều chương trình tuyển sinh trên truyền hình.

Thầy Chu Tuấn Anh trò chuyện với các sĩ tử trong 1 chương trình tư vấn tuyển sinh
Livestream sẽ được phát sóng trực tiếp vào 20h00 Chủ Nhật ngày 29/03/2020 tại Fanpage: facebook.com/aptechvietnam.com.vn