Gia tăng các phương thức xét tuyển giúp nhiều sĩ tử an tâm đỗ đại học nhưng nếu như không cẩn trọng, sĩ tử có thể “sa bẫy” và theo học một ngành nghề không phù hợp với năng lực và đam mê, kéo theo nhiều gánh nặng khi xin việc làm.
Chạy đua với bằng cấp và rủi ro khôn lường
Hiện nay, với tổng cộng 27 phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng, hầu như tất cả các bạn học sinh khối 12 đều có cơ hội trúng tuyển, đặc biệt là trúng tuyển sớm nhờ xét học bạ. Tuy nhiên, tại “Ngày hội 2k6: Hiểu mình – Biết nghề – Chọn trường chuẩn”, thầy Chu Tuấn Anh – Hiệu trưởng Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech đưa ra cảnh báo: “Đôi khi việc trúng tuyển sớm khiến chúng ta có suy nghĩ “học đại” đại học, để rồi khi vào học mới nhận ra bản thân không phù hợp với ngành đã chọn”.
Cùng chia sẻ trong buổi hướng nghiệp, PGS.TS Phạm Mạnh Hà – chuyên gia hướng nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng chính việc dễ trúng tuyển đại học, cao đẳng đã sinh ra tâm lý “dễ vào, dễ bỏ” và một bộ phận lớn phụ huynh hiện nay vẫn đề cao tấm bằng đại học mà quên mất rằng “Nếu chỉ tập trung học vì bằng cấp, sẽ rất nhiều hậu quả như: chán học, bỏ học giữa chừng hoặc tệ hơn là có bằng đại học nhưng không xin được việc”.
Chọn ngành, chọn nghề nên dựa vào đâu?
Lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia, nhiều phụ huynh và học sinh đặt câu hỏi: “Vậy giờ nên chọn ngành nào?”. Lựa chọn này sẽ gắn liền với nghề nghiệp mà các em theo đuổi sau này, muốn xin được việc làm với thu nhập tốt thì phải chứng minh được năng lực của bản thân có thể đáp ứng yêu cầu công việc từ phía doanh nghiệp. “Khi mình có đủ kiến thức và kỹ năng phù hợp với công việc, thì mình mới có quyền đàm phán lương bao nhiêu” – PGS.TS Phạm Mạnh Hà cho biết.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, thí sinh có thể tham khảo thêm nhu cầu từ thị trường lao động về những ngành nghề được săn đón nhiều nhất hay các ngành hot có điểm chuẩn cao. Như PGS.TS cũng gợi ý: “Hiện nay các công việc liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT) luôn dễ xin việc và có thu nhập tốt”.
Theo dự báo từ World Economic Forum, đến năm 2030, 50% công việc sẽ được tự động hóa, song tạo ra 133 triệu vị trí việc làm mới, chủ yếu trong lĩnh vực CNTT. Tại Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, ngành CNTT sẽ đóng góp 20% GDP và cần 1,5 triệu nhân lực. Tuy nhiên, theo báo cáo từ TopDev – nền tảng tuyển dụng CNTT hàng đầu Việt Nam – năm 2023, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 kỹ sư CNTT, và con số này có thể lên đến 500.000 vào năm 2025. Các số liệu cho thấy nhu cầu nhân lực CNTT đang ngày một gia tăng.
Vai trò của bằng đại học trong ngành CNTT
“Vậy làm lập trình có cần bằng đại học không?”
Không phủ nhận vai trò của bằng đại học trong việc xây dựng kiến thức nền tảng nhưng trên thực tế các doanh nghiệp cần nhiều hơn kỹ năng nghề nghiệp. Anh Đinh Văn Hoàn – Founder/CTO Deepcare Vietnam, Giám đốc Chiến lược Dự Án Tập đoàn NTT Data Nhật Bản chia sẻ thẳng thắn: “Bằng đại học không có ý nghĩa với doanh nghiệp chúng tôi. Chúng tôi không tuyển giáo sư, tiến sĩ hay nghiên cứu sinh mà tuyển những kỹ sư CNTT làm được việc, có kinh nghiệm thực chiến… Nếu bạn muốn học về CNTT, Aptech là một trong những nơi đào tạo mà doanh nghiệp chúng tôi tin cậy”.
Đáp ứng những nhu cầu nêu trên của doanh nghiệp, thầy Chu Tuấn Anh đã chia sẻ về quy trình đào tạo CNTT tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech với nhiều lợi thế bao gồm:
Thứ nhất, giảng viên tại Aptech đều là những chuyên gia thực chiến, dày dặn kinh nghiệm trong vai trò quản lý dự án, giám đốc công nghệ tại các công ty, tập đoàn lớn.
Thứ hai, chương trình đào tạo 31 công nghệ lập trình mới và phổ biến nhất, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm và tự tin khi ứng tuyển vào doanh nghiệp, ưu thế vượt trội so với các trường chỉ đào tạo 3 – 4 công nghệ.
Thứ ba, sinh viên có kinh nghiệm làm việc ngay từ khi còn đang học với 4 dự án thực tế theo quy trình chuẩn của doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Thứ tư, nhờ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực chiến, sinh viên Aptech được các doanh nghiệp chủ động săn đón ngay sau khi tốt nghiệp, không mất nhiều thời gian và công sức tìm việc làm.
Cần trang bị gì để không thất nghiệp?
Vốn có sở thích với lập trình từ lâu, bạn Đặng Huy Phong – học sinh trường THPT Ngô Thì Nhậm đặt câu hỏi: “Nếu theo đuổi ngành CNTT, cần học gì, làm gì để không thất nghiệp, không bị đào thải?”.
Trả lời thắc mắc trên, thầy Chu Tuấn Anh cho biết, đối với bất kỳ ngành học nào, đặc biệt là ngành CNTT, các bạn cần rèn luyện khả năng thích ứng nhanh với các thay đổi và luôn cập nhật, đón đầu công nghệ, xu hướng phát triển AI mạnh mẽ trong thời gian gần đây là một ví dụ.
Được biết, với mục tiêu trang bị thêm các kỹ năng và nâng cao năng lực giúp sinh viên đón đầu làn sóng công nghệ mới nhất, tháng 4/2024, Aptech đã cập nhật thêm học phần về AI trong chương trình đào tạo AICP Pro, trực tiếp áp dụng trong giảng dạy tại 2 cơ sở 285 Đội cấn và 19 Lê Thanh Nghị. Chương trình đào tạo này cũng đã được công bố trên website chính thức của Aptech Việt Nam tại địa chỉ https://aptechvietnam.com.vn/.
Buổi hướng nghiệp đã giới thiệu chi tiết chương trình đào tạo thực chiến tại Aptech Việt Nam – đơn vị đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng, đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. “Hiểu mình – Hiểu nghề” hơn sau sự kiện, nhiều phụ huynh và học sinh đã đăng ký sớm Chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế AICP Pro để có cơ hội nhận học bổng “Code Today – Lead The Way” trị giá 78.000.000 VNĐ.
Những chia sẻ từ các chuyên gia và doanh nghiệp trong “Ngày hội 2k6: Hiểu mình – Biết nghề – Chọn trường chuẩn” do Aptech tổ chức đã dấy lên cảnh báo về rủi ro khi trúng tuyển sớm và giá trị thực sự của tấm bằng đại học. Bên cạnh đó, ngày hội cũng cung cấp cái nhìn đa chiều, thực tế cho phụ huynh học sinh về thực trạng và nhu cầu nhân lực của ngành CNTT thông tin trong tương lai.
Theo Báo Tiền Phong