Các trường Đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn. Niềm vui tràn ngập trên gương mặt những tân cử nhân. Đây đó cũng không thiếu những nỗi buồn và giọt nước mắt khi phải trì hoãn việc học hành thêm một năm. Nhưng có bao giờ, các sĩ tử lỡ mất cơ hội học đại học nghĩ rằng, trượt đại học là một cơ may?
Nguyễn Văn Hải, cựu sinh viên một trường đào tạo CNTT chia sẻ: “Mấy năm trước, khi trượt Đai học, mình đã rất thất vọng về bản thân. Rất may là vào thời gian này, mình biết đến thông tin tuyển sinh từ một trường đào tạo Lập trình viên của Ấn Độ và đã đăng ký xét tuyển. Sau 2 năm theo học, mình ra trường, và đang có công việc ổn định. Từ trải nghiệm này, mình luôn luôn nghĩ, mình đã may mắn khi trượt Đại học, nhờ đó mình mới có được công việc ổn định hiện tại. Nếu đỗ Đại học, chưa chắc mình đã sớm có được việc làm như bây giờ.”
Trượt đại học không phải là thất bại, nó là một cơ may
Không riêng Hải, với nhiều bạn trẻ khác, “nhờ” trượt Đại học, các bạn đã tìm được lối đi đúng đắn cho riêng mình, thành công khi không cần đến bằng cử nhân. Thậm chí, không ít cử nhân vừa tốt nghiệp còn cho rằng, nếu được lựa chọn lại, các bạn đã không học Đại học mà học ở một trường nghề nào đó theo sở thích. Nếu học nghề, các bạn đã tự lập từ trước đây 2 năm, hoặc xin việc ở một doanh nghiệp, hoặc mở ra kinh doanh riêng, thay vì chật vật mãi vẫn thất nghiệp như hiện tại.
Giang Thiên Phú – thành công khi
bỏ Đại học để đi “học nghề”
Giang Thiên Phú, Trưởng phòng kỹ thuật tại Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình, được biết đến như một người trẻ liều lĩnh khi dám bỏ Đại học để “học nghề” tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech và giành được nhiều thành tích trong ngành CNTT. Anh cho biết: “Giống như nhiều nhà tuyển dụng khác, tôi không coi trọng bằng cấp của ứng viên. Học và đi học là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tôi luôn đánh giá ứng viên xem họ đã học gì chứ không phải học ở đâu”. Anh cũng cho biết thêm, công nghệ và kỹ năng mới chính là thước đo chính xác năng lực làm việc của bất cứ ai, và đó cũng là chìa khóa để đi đến thành công. Trau dồi hai điều này cho thật vững vàng, các bạn trẻ sẽ không cần lo lắng về sự nghiệp tương lai.
Quan niệm phải học Đại học đang dần thay đổi trong suy nghĩ của nhiều học sinh và phụ huynh hiện nay. Từ những thành công của nhiều người trẻ không học Đại học, các sĩ tử đã chậm chân trong kì thi năm nay có thể tự tin rằng, cánh cổng Đại học khép lại nhưng còn nhiều cánh cổng khác mở ra, dẫn lối đến thành công tương lai.
APTECH là tập đoàn đào tạo của Ấn Độ đi tiên phong trong lĩnh vực đào tạo CNTT trên thế giới có hơn 22 năm kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế tại 54 Quốc gia với hơn 4.000 trung tâm đào tạo và hơn 5 triệu sinh viên.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1999, với giáo trình Quốc tế được triển khai đồng bộ trên trên thế giới, APTECH là địa chỉ học tập uy tín của các bạn trẻ Việt Nam ham thích máy tính, đam mê khám phá CNTT, trong đó chủ yếu là các bạn sinh viên và các bạn học sinh phổ thông. Đến nay, tập đoàn APTECH đã đào tạo được hơn 50.000 Lập trình viên Quốc tế cho ngành CNTT Việt Nam.
Hiện nay, có khoảng 2.500 sinh viên đang theo học tại Aptech ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Con số đó cho thấy: hàng năm, Aptech cung cấp số lượng lớn cho thị trường nhân lực trong ngành CNTT. Sinh viên nhiều trường Đại học cũng chọn Aptech là nơi để tiếp thu nền công nghệ mới và mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm.
Nhằm hỗ trợ các bạn trẻ năng động, đam mê CNTT, đam mê sáng tạo và mong muốn thực hiện ước mơ trở thành chuyên gia CNTT, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech quyết định thành lập Quỹ Khai nghiệp với nhiều hỗ trợ đặc biệt dành cho sinh viên.
Khi nhập học các khóa học tại Aptech, sinh viên được hỗ trợ:
– Laptop học tập trị giá 10.000.000 VNĐ hoặc chi phí đi lại, nhà ở trong 1 năm đầu.
– Cấp học bổng toàn phần khóa Tiếng Anh theo chuẩn Quốc tế.
Quỹ Khai nghiệp được áp dụng cho tất cả sinh viên nhập học tại Hệ thống Aptech từ 01/3/2013 đến hết 30/9/2013