Sáng ngày 19/09/2015, Hệ thống Đào tạo lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại G9 Việt Nam tổ chức thành công tọa đàm “Cơ hội và thách thức của nghề lập trình”.
Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, sự chia sẻ của 3 vị khách mời đã khiến cả khán phòng sôi nổi lên rất nhiều: Ông Lê Hồng Hải – Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế; Ông Hà Khánh Toàn – Phó Giám đốc Đào tạo Aprotrain-Aptech và Anh Giang Trung Lực – Trưởng phòng Phát triển Phần mềm, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại G9 Việt Nam chia sẻ.
Buổi tọa đàm thu hút sự tham gia của rất nhiều bạn trẻ
Lập trình là gì? Công việc của lập trình viên bao gồm những công việc cụ thể nào?
Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.
Công việc của một lập trình viên rất đa dạng và cũng không nhàm chán như mọi người vẫn nghĩ. Sau khi tốt nghiệp khóa Lập trình viên Quốc tế, các bạn có thể làm nhiều công việc như: lập trình phát triển phần mềm, lập trình phát triển website, lập trình ứng dụng di động (Android, iOS, Windowsphone…).
Nghề lập trình đang thừa hay thiếu nhân sự? Rất nhiều người học xong đã đi làm các công việc trái ngành, vậy đây có phải nghề quá khắc nghiệt hay thừa nhân lực không?
Con số thống kê của Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) đã chỉ ra hiện tổng nhân lực làm công nghệ thông tin của Việt Nam khoảng 250.000 người. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT.
Như vậy không thể nói nghề lập trình thừa nhân lực. Mà ngược lại, ngành này đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực trong tương lai. Vậy lý do nào nhiều người học xong lại đi làm nghề khác trong khi doanh nghiệp vẫn không tuyển đủ người?
Yêu cầu của doanh nghiệp rất khắt khe. Hầu hết doanh nghiệp phần mềm đều chú trọng vào năng lực thực tế của ứng viên chứ không phải dựa vào điểm số trên những tấm bằng. Trong khi đó, đại bộ phận sinh viên Việt Nam sau khi ra trường đều thiếu và yếu kỹ năng thực hành.
Ông Lê Hồng Hải, Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech
Một điểm nữa là đam mê chưa đủ. Nên khi gặp những khó khăn ban đầu thì chán nản và bỏ nghề. “Tôi đánh giá những người đó là đam mê nửa vời, yêu thích vẻ bề ngoài. Với những áp lực của nghề lập trình viên, chính đam mê mới đủ sức níu chân các bạn lại với code và thuật toán.” Ông Lê Hồng Hải – Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech nhận xét.
Con gái có phù hợp trở thành lập trình viên hay không?
Câu hỏi của bạn Phạm Thu Hương đến từ Viện Đại học Mở Hà Nội khiến cả khán phòng xôn xao và dồn sự tập trung về phía diễn giả. “Xã hội luôn giơ cao khẩu hiệu bình đẳng giới, kêu gọi mọi người đối xử công bằng với phụ nữ, vậy hà cớ nào con gái không thể trở thành lập trình viên?” – Anh Giang Trung Lực, Trưởng phòng Phát triển Phần mềm, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại G9 Việt Nam chia sẻ.
Anh Lực giải đáp thắc mắc của bạn Phạm Thu Hương
“Thực tế ngành lập trình đang bị mất cân bằng giới tính. Nhiều người lo ngại về đặc trưng của phái nữ: sức khỏe không được dẻo dai, vướng bận chuyện gia đình,… sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án. Nhưng khi đã ngồi vào bàn làm việc, chỉ có chung 1 đam mê là lập trình, chỉ sử dụng ngôn ngữ chung là PHP, Java, .NET… nam hay nữ cũng đều như nhau”. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các công việc liên quan tới lập trình ngày càng thu hút đông đảo phái yếu. Đó là kiểm thử phần mềm hay làm SEO.
Có cần thiết phải quan tâm đến những môi trường đào tạo khác ngoài đại học, cao đẳng không?
Quan niệm đại học là con đường duy nhất dẫn tới thành công đã ăn sâu vào tư tưởng của đại bộ phận người dân Việt Nam. Chính lối mòn trong suy nghĩ đã giết chết biết bao đam mê và hoài bão của những người trẻ. Quan niệm trên đã không còn tuyệt đối đúng trong thế giới phẳng nữa.
Nếu bạn không có trách nhiệm với tương lai của mình thì không có quyền ghen tị với thành công của người khác. Thoát khỏi “vùng an toàn” ở các giảng đường Đại học sẽ mang lại nhiều cơ hội và kiến thức hơn bạn tưởng tượng.
Ông Lê Hồng Hải cho biết: “Hàng năm, nhà trường tuyển sinh rất nhiều trường hợp là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng có tiếng. Các sinh viên này tìm đến chúng tôi bởi những điểm khác biệt mà chỉ nhà trường mới có.
–Thứ nhất: Aptech cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu gồm 31 môn học hoàn toàn chuyên ngành CNTT. Ngôn ngữ/công nghệ mới được lựa chọn và xem xét đưa vào chương trình học mỗi 2 năm, giúp sinh viên làm chủ những xu hướng mới nhất như: lập trình di động Android/iOS; điện toán đám mây; HTML5/CSS3…
–Thứ hai: Aptech triển khai chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn, giảng dạy chủ yếu những công nghệ mà doanh nghiệp phần mềm đang cần dùng: Java, PHP, .Net,… Và hướng đến việc phát triển những ứng dụng có giá trị sử dụng cũng như có nhu cầu cao trong xã hội.
–Thứ ba: Aptech chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm và tiếng Anh, giúp sinh viên ra trường có thể hòa nhập tốt ngay vào môi trường làm việc thật của doanh nghiệp và phát triển sự nghiệp nhanh chóng.
Ba yếu tố kể trên giống như ba chân của 1 chiếc kiềng vậy, thiếu cái nào cũng không được. Thành công sẽ đến với những người biết xây dựng 3 chân kiềng vững vàng.”
Con đường bạn đang đi còn nhiều chông gai và khó khăn trước mắt. Nhưng với 3 chân kiềng mà Aprotrain-Aptech xây dựng nên, bạn sẽ luôn vững vàng và đạt được thành công. |