Chúng ta thường click vào email trông có vẻ đáng tin nhưng thực ra không phải vậy. Dưới đây là những tip ngăn chặn lừa đảo tốt nhất của chúng tôi.
Phishing, còn gọi là tấn công giả mạo, là việc xây dựng những hệ thống lừa đảo nhằm đánh cắp các thông tin nhạy cảm, như tên đăng nhập, mật khẩu hay thông tin về các loại thẻ tín dụng của người dùng.
3 cách để chặn 95-99% các mưu đồ lừa đảo
1. Sử dụng tip bộ lọc email
Sử dụng giải pháp có thể kiểm tra độ an toàn của những link gửi qua email khi người dử dụng click vào. Nó có thể ngăn chặn các cách thức lừa đảo mới. Những kẻ xấu sẽ gửi một link URL hoàn toàn mới bằng email tới đối tượng mà chúng hướng tới để vượt qua được hệ thống kiểm tra email của các công ty. Một thủ thuật khác là khi truyền một mã độc vào website ngay sau khi gửi link URL qua email. Link URL này có thể qua được tất cả hệ thống lọc spam tiêu chuẩn.
2. Những phân tích và kiểm duyệt việc truy cập web dựa trên thời gian thực
Trước hết, tip chặn những link URL độc hại gửi vào hộp thư đến trong tài khoản công ty ngay từ cổng vào. Cho dù bạn có dùng tip bộ lọc email ở email công ty, một vài người dùng vẫn có thể click những link độc hại qua tài khoản email cá nhân, như Gmail. Trong trường hợp này, chương trình bảo vệ ngăn chặn lừa đảo ở email công ty của bạn sẽ không thể thấy được truy cập này. Chú ý: hành lang an toàn của web cần thông minh, đánh giá nội dung dựa trên thời gian thực, và phải có hiệu năng chặn phần mềm độc hại lên đến 98%.
3. Thói quen sử dụng của nhân viên
Yếu tố con người vô cùng quan trọng. Tip xây dựng chương trình kiểm tra nhân viên và đào tạo nền tảng liên tục. Kết quả nhắm tới không phải là giáo dục nhân viên hay nhận thúc về an ninh mà là thúc đẩy hành vi.
3 thứ không bao giờ đăng lên mạng xã hội để tránh lừa đảo
Mạng xã hội là mỏ vàng thông tin cá nhân cho các tội phạm mạng, đặc biệt là những email giả mạo. Dưới đây là 3 tip mà các chuyên gia IT khuyên bạn không nên công khai trên mạng xã hội:
1. Sinh nhật/địa chỉ/những thông tin khác được sử dụng làm password
Họ biết bạn sẽ sử dụng những thông tin đó để đặt làm password nên đừng đưa chúng lên mạng.
2. Lịch trình du lịch hoặc ảnh nhà cửa
Chỉ đăng những thông tin này khi bạn đã rời đi khỏi nơi đó để tránh việc theo dấu của tội phạm.
3. Số điện thoại
Tội phạm mạng đang trở nên sáng tạo hơn bao giờ hết. Ngày càng nhiều tội phạm gọi điện cho đối tượng và hỏi thông tin trực tiếp. Ví dụ, một số kẻ sẽ gọi và giả vờ chúng đến từ phòng thông tin và cần cài đặt lại password. Khi thấy nghi ngờ, hãy tin vào trực giác của bạn. Nếu có gì đó không ổn và bạn không tin người này, hãy hỏi thông tin liên lạc của họ và tìm kiếm. An toàn quan trọng hơn lịch sự.
Lừa đảo không thể ngăn chặn được. Khi nào mọi người còn sử dụng mạng xã hội và email như một kênh chính để giao tiếp trong công việc thì khi đó lừa đảo sẽ là công cụ cho tội phạm mạng.