Chỉ ít lâu sau khi xuất hiện trên mạng, Wikipedia đã nhanh chóng trở thành cuốn từ điển trực tuyến lớn nhất, với khoảng 1.4 triệu đề mục tra cứu.

1- Nét đặc trưng của Wikipedia
Nét đặc trưng, đồng thời cũng là lý do giải thích kích cỡ khổng lồ và sự nổi tiếng của Wikipedia, là bất cứ một ai cũng có thể viết hay sửa những thông tin đăng trên trang web này.
Nhà sáng lập Jimmy Wales tự hào nói rằng quá trình xây dựng từ điển hết sức dân chủ và mới mẻ đó thể hiện sự coi trọng “quyền cá nhân”: “Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm hay quyền suy nghĩ, đánh giá và quyết định cho bản thân mình.” Nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, một cuốn từ điển đáng tin cậy phải được tổng hợp và biên tập bởi những người có chuyên môn, ví dụ như các biên tập viên, chứ không thể để cho quần chúng thích viết gì thì viết một cách vô tội vạ.
Nhược điểm của Wikipedia bộc lộ rõ nhất ở những chủ đề chính trị nhạy cảm. Những đề mục này thường không chính xác hay khách quan, mà thấm đậm quan điểm chính trị của cá nhân người viết. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, Jimmy Wales vẫn tránh dùng đội ngũ biên tập viên, có lẽ để bảo vệ nét dân chủ đặc trưng khiến Wikipedia khác các cuốn từ điển truyền thống.
Những gì Jimmy Wales cho là dân chủ thì Larry Sanger phê phán là hỗn loạn và thiếu chuyên môn. Larry Sanger nói ông rời khỏi Wikipedia chỉ một năm sau khi trang web ra đời cũng chính là vì quá trình biên tập thiếu tin cậy và không có trật tự của Wikipedia. Ông Sanger hi vọng cuốn từ điển đối thủ Citizendium sẽ khắc phục nhược điểm của Wikipedia.

2 – Cụ thể về Wikipedia
Cụ thể là Citizendium sẽ sử dụng các biên tập viên có chuyên môn. Theo lời Larry Sanger, những ai tình nguyện làm biên tập viên Wikipedia, sẽ phải trải qua vòng kiểm tra khả năng, dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá truyền thống như “bằng cấp, hay tư cách hội viên tại những tổ chức chuyên môn Wikipedia, .” Citizendum cũng sẽ thiết lập một đội ngũ “cảnh sát” tình nguyện để giải quyết tranh cãi giữa các cộng tác viên bất đồng quan điểm.
Theo kế hoạch, Citizendium sẽ ra mắt công chúng vào cuối năm nay. Nhưng “chỉ trong vài ngày tới,” một số lượng hạn chế các biên tập viên được mời và những người đăng ký trước có thể truy cập cuốn từ điển này. Trong thời gian đầu, Citizendium sẽ biên tập lại tất cả các bài viết của Wikipedia, một công việc mà ông Larry Sanger so sánh với việc thu dọn “những chuồng ngựa” bẩn thỉu khôn cùng mà chàng lực sĩ Héc Quyn trong thần thoại phải làm.

Wikipedia là một bách khoa toàn thư tự do, là kết quả của sự cộng tác của chính những người đọc từ khắp nơi trên thế giới. Trang mạng này có tính chất wiki, có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể sửa đổi ở bất cứ trang nào bằng cách bấm vào các liên kết “sửa đổi”, hoặc “Sửa đổi trang này”, có ở hầu hết các trang, ngoại trừ các cá nhân bị tước quyền sửa đổi và những trang bị khóa.
Để biết thêm thông tin, giới báo chí có thể liên lạc với Quỹ Wikimedia.
Wikipedia chính thức bắt đầu vào ngày 15 tháng 1 năm 2001 nhờ hai người sáng lập Jimmy Wales và Larry Sanger cùng với vài người cộng tác nhiệt thành và chỉ có phiên bản tiếng Anh. Chỉ hơn ba năm sau, vào tháng 3 năm 2004, đã có 6.000 người đóng góp tích cực cho 600.000 bài viết với 50 thứ tiếng. Cho đến hôm nay đã có gần 6.300.000 bài viết ở riêng phiên bản tiếng Anh, hơn 56.000.000 bài viết ở tất cả phiên bản ngôn ngữ. Mỗi ngày hàng trăm nghìn người ghé thăm từ khắp nơi để thực hiện hàng chục nghìn sửa đổi cũng như bắt đầu nhiều bài viết mới.
Wikipedia tiếng Việt được thành lập vào tháng 10 năm 2003. Hiện nay đã có 1.269.609 bài viết bằng tiếng Việt. Đó là một con số lớn, nhưng chưa thực sự đầy đủ. Xin các bạn hãy giúp đỡ chúng tôi trong việc xây dựng này!
Mọi bài viết trong Wikipedia, và phần lớn các hình ảnh cũng như những tài liệu dưới các hình thức khác, đều được phân phối theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 3.0 (CC-BY-SA-3.0). Các bản đóng góp vẫn thuộc quyền sở hữu của những người tạo ra chúng. Xem thông cáo về bản quyền của tác giả và lời từ chối trách nhiệm về nội dung để biết thêm chi tiết.
“Wikipedia” là nhãn hiệu đăng ký ở Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, và áp dụng khắp thế giới theo Hệ thống Madrid. Biểu trưng “quả bóng ghép chữ” dưới bản quyền của Quỹ Hỗ trợ Wikimedia.