Số liệu nghiên cứu mới nhất của hãng bảo mật Sophos cho thấy: có tới 92,3% số email gửi đi trên khắp thế giới trong 3 tháng đầu năm 2008 là thư rác. Và cứ 3 giây lại có 1 website rác được sinh ra
3 giây lại có 1 website rác
Cũng trong khoảng thời gian này, mỗi ngày có tới 23.300 trang web liên quan đến thư rác ra đời, tức là trung bình cứ mỗi 3 giây lại “nảy nòi” ra 1 website thư rác.
Nghiên cứu của Sophos cũng ghi nhận một hiện tượng đáng chú ý: Lần đầu tiên trong lịch sử, Thổ Nhĩ Kỳ đã lọt vào Top 3 quốc gia phát tán thư rác nhiều nhất thế giới, do những “đóng góp tích cực” cho vấn nạn thư rác.
Mạng máy tính zombie (tức máy tính của người dùng đã bị hacker giành mất quyền kiểm soát) tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện chịu trách nhiệm chuyển tiếp tới 5,9% số thư rác của cả thế giới.
Con số này tăng gần gấp rưỡi so với tỷ lệ 3,8% hồi quý IV/2007.
Mỹ và Nga vẫn tiếp tục là hai “siêu cường” thư rác hàng đầu, tuy nhiên, so với “mức độ đóng góp” của 3 tháng cuối năm 2007 thì tỷ lệ thư rác đã giảm được ít nhiều.
“Mặc dù vậy, số lượng thư rác gửi đi từ các máy tính zombie của Nga cũng đã tăng hơn gấp đôi trong vòng một năm qua.
Soán ngôi
Nếu như quý I/2007, Nga mới đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách với 3% lượng thư rác chuyển tiếp thì tính tới thời điểm này, Nga đã vươn lên vị trí số 2 với 7,4%”, Sophos cho biết.
Thay thế Nga ở vị trí số 10 là nước Anh với 3,4% tổng lượng thư rác toàn cầu. Trong quý IV/2007, Anh vẫn còn đứng ở vị trí 12 với 2,5% lượng thư rác.
“Sự xuất hiện của Thổ Nhĩ Kỳ là một sự xáo trộn vị trí bất ngờ”, Sophos nhận định. “Nhưng điều đó không có nghĩa là các nước khác đã làm tốt công tác ngăn chặn thư rác”.
“Trên thực tế, vấn nạn này vẫn còn rất trầm trọng và chỉ cần chúng ta lơ là, spammer sẽ lập tức nổi dậy với cường độ không thể tưởng tượng nổi”.
Dù Mỹ vẫn là quốc gia phát tán thư rác với số lượng vô địch, song khoảng cách giữa họ với các nước khác cũng đã được thu hẹp.
“Có thể người dùng đã nhận thức tốt hơn về lướt net an toàn và quan tâm hơn đến vấn đề bảo mật máy tính”, Sophos nhận xét.
Trọng Cầm (Theo VNUnet)Bạn thích bài này