Chuyên gia tin học không có bằng đại học
Khách mời giao lưu với những thí sinh thi trượt đại học trong cuộc thi chọn “Chọn nghề cùng bạn” có chuyên gia lập trình trẻ Lê Mạnh Cường. Anh từng là thí sinh 8X không có bằng ĐH đoạt giải Á quân kỳ III – cuộc thi lập trình viên năm 2006 (Developer of the year 2006), chưa qua một trường ĐH công nghệ nào nhưng lại được các đồng nghiệp trong nghề coi là “chuyên gia của Java”.
Lỡ nhịp vào ĐH và ở nhà trong khi các bạn cùng trang lứa thi đỗ ĐH nhập trường, nhập lớp, Cường cũng cảm thấy rất buồn nhưng anh đã tự nghĩ cách để cứu lấy mình. Và Cường tự ngồi lại ngẫm nghĩ về các thế mạnh của mình, kết hợp với việc tìm hiểu các nhu cầu nghề nghiệp trên thị trường, cuối cùng, cậu quyết định chọn con đường tin học.
Tháng 9/2003, Mạnh Cường thi đỗ và nhập học tại Aptech. Tại đây, Cường đã tìm lại đuợc chính mình và rèn luyện hằng ngày để nâng cao kiến thức cũng như chuyên môn trong thực tế. Sau một thời gian, Cường đã trở thành một chuyên gia phần mềm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ Java. Hiện Cường là một trong những nhân viên nhỏ tuổi nhất của công ty Hoatech, đảm nhận vị trí chuyên gia kỹ thuật. Cường chia sẻ: “Tôi không bao giờ hết ước mơ. ĐH không phải là lựa chọn duy nhất. Trong lĩnh vực nào cũng vậy, đặc biệt là trong công nghệ thông tin, nếu tôi làm việc tốt thì chắc chắn sẽ không ai đuổi việc tôi bởi lý do tôi không có bằng ĐH cả”.
Từ câu chuyện và suy nghĩ của Cường, chúng ta có thể thấy rằng cánh cổng vào giảng đường Đại học là con đường tốt để mọi người phấn đấu nhưng đó không phải là cánh cửa duy nhất và còn rất nhiều con đường khác để đến đích thành công. Nên nhớ việc học tập là suốt đời. Dù học nghề thì cũng vẫn có nhiều cơ hội để tiếp xúc con đường học tập lên cao hơn.
Những yếu tố quyết định việc chọn nghề
Cuộc thi “Chọn nghề cùng bạn” thực sự là một diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều thí sinh với hơn 3.000 bài dự thi và hàng trăm thư viết tay. Những tâm sự này khiến nhiều bậc phụ huynh và các chuyên gia phải giật mình. Đó là nhiều bạn không tìm hiểu về nghề nghiệp sẽ làm, thi ĐH như kiểu “nhắm mắt thi cho xong”, giải phóng áp lực của cha mẹ, của xã hội, ra trường chỉ cần một nghề nghiệp để só công ăn việc làm và kiếm sống. Hay xu hướng bắt chước, cứ thấy nghề nào “hay hay”, nghề nào nhiều bạn trong lớp đăng ký … thế là thi mà không hề nghĩ đến việc liệu bản thân mình có độ tương thích nhất định đối với yêu cầu công việc hay không. Theo tiến sĩ Trịnh Hòa Bình đến từ Viện Xã hội học – một trong những chuyên gia tư vấn chọn nghề cho các bạn HS, đây là xu hướng chọn nghề mì ăn liền. Kết của của xu hướng này là các bạn HS đã hy sinh cả sở thích của mình mà vẫn không chọn đúng ngành nghề theo học.
Một câu chuyện được ngay chính những nhà tuyển dụng của Aprotrain – Aptech đưa ra, kể về hai trường hợp đến xin học và làm việc tại Aprotrain – Aptech: một người đam mê, yêu thích tin học, muốn thử sức ở vị trí này. Một người lại mong đi làm để kiếm nhiều tiền nuôi gia đình. Ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aprotrain – Aptech đã nói rằng sau khi thảo luận nội bộ, đa số ý kiến cho rằng nên chọn trường hợp số 2, bởi người này có mục tiêu và động lực thực tế để học và làm việc. Họ biết bản thân cần gì, khả năng tới đâu và làm gì để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Đi đâu để được tư vấn chọn nghề?
Để chọn cho mình một nghề thích hợp, một công việc yêu thích và đáng giá đúng khả năng của mình thì khó có ai xác định chính xác được. Vì vậy, các em rất cần được giúp đỡ, được tư vấn. Vấn đề đặt ra: Đi đâu để được tư vấn? Nhất là vào thời điểm hiện tại, khi kỳ thi ĐH đã kết thúc và nhiều thí sinh trượt ĐH đang phân vân nên tiếp tục ôn thi hay đi học trường nghề.
Trong thời gian chờ đợi, một bài trắc nghiệm nhỏ được các chuyên gia đưa ra để tìm được nghề nghiệp phù hợp với mình nhất: Hãy trả lời câu hỏi “Trong cuộc sống, làm việc gì thì mình cảm thấy thoải mái nhất?” Đây cũng chính là câu hỏi đầu tiên của các chuyên gia với những ai cần tư vấn chọn nghề.
Thông tin tuyển sinh Hệ thống Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech 2011
Chỉ tiêu tuyển sinh: 1000 sinh viên
– Lập trình viên Quốc tế ACCP: 400 sinh viên
– Kỹ thuật viên phần mềm ITT: 600 sinh viên
Đối với những sinh viên đăng ký nhập học trước ngày 30/09 sẽ nhận được những hỗ trợ thiết thực từ “Quỹ Khai Nghiệp” của Aprotrain-Aptech.
Nhân dịp năm học mới, APROTRAIN – APTECH dành tặng những ưu đãi hấp dẫn dành cho các bạn học sinh THPT khi nhập học tại Aptech trong khuôn khổ Quỹ Khai Nghiệp: Hỗ trợ tài chính cho các bạn học sinh, sinh viên theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT:
– Với sinh viên đóng học phí trọn gói khóa học 3 năm:
– Với sinh viên đóng học phí khóa 1,5 năm:
|
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Ms Đặng Thanh Tuyền – Phụ trách Quan hệ công chúng:
Tel: (04) 37 623 654, Fax: (04) 37 623 727
Mobile: 0903 433 544
Email: [email protected]