Tuy vậy, sự chào đời của “Bondi blue” đã đánh dấu sự trở lại Apple của Steve Jobs và kết thúc thời kỳ “rơi tự do” trong các báo cáo tài chính của công ty này. Với thế giới IT, iMac mở đầu cho kỷ nguyên phát triển của Internet và thiết kế của những chiếc PC. Tạp chí InfoWorld đã tổng kết 8 điểm quan trọng mà iMac đã đóng góp cho thế giới trong suốt 10 năm qua.
Sự khác biệt của iMac
1. iMac đã “giết chết” sự đơn điệu trong thiết kế PC – IT
Tháng 5/1998, hãng máy tính Mỹ Apple tung ra một chương trình quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm máy tính cá nhân mới của họ, nhưng phải đến ngày 15/ 8/1998 khi chiếc máy đầu tiên được chuyển đến tay khách hàng thì nó mới gây ra một cú shock thực sự. IT Với giá bán 1.299 USD, iMac khi đó có cấu hình chip PowerPC G3 233 MHz, 32 MB Ram, ổ cứng 4 GB, màn hình CRT 15 inch và được tích hợp thêm cặp loa stereo – Tất cả được gói gọn trong một chiếc case sành điệu IT
2. iMac khai sinh thuật ngữ mới trong ngành IT
Ban đầu, tiếp đầu tố “i” trong những chiếc iMac chỉ đơn thuần đại diện cho từ Internet (hay theo giải thích của Steve Jobs, Tổng giám đốc Apple, trong các chiến dịch quảng cáo là Individual – Cá nhân, instruct – chỉ dẫn, inform – thông tin và inspire – truyền cảm hứng). IT Nhưng kể từ khi Internet trở thành một thứ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của thế giới thì một loạt các từ mới đã ra đời sau iMac như iThis, iThas, rồi sau đó là đến iPod, iPhone, iChat, iLife, iSight… Tất cả đểu được sáng tạo theo quy tắc ban đầu của Apple: Chức năng + Internet = “iTừ mới”, ví dụ như iChat – nói chuyện phiếm trên Internet, iLife – đời sống Internet…
3. iMac mở đầu cho thời kỳ bùng nổ của Internet IT
Những chiến dịch marketing ban đầu của iMac đã dựa vào sự phổ thông đang lan mạnh của Internet trong những năm giữa của thập niên 90. Khi đó Apple đã tuyên bố iMac là thiết bị kết nối dễ dàng nhất vào mạng Internet (theo quảng cáo của họ lúc bấy giờ thì chỉ cần 2 bước đơn giản là iMac có thể kết nối Internet). Bằng việc chú trọng đến chức năng Internet, iMac đã tạo ra được sự khác biệt đối với các sản phẩm khác của các đối thủ và nhanh chóng nhảy lên nhóm trên của thị trường PC.
4. Kẻ đưa giao thức USB đến đại chúng IT
Thời bấy giờ USB là khái niệm vẫn còn khá xa lạ với người dùng và khi mua iMac không ít khách hàng đã phải ngậm ngùi “vứt xó” toàn bộ mớ linh phụ kiện cũ của họ như bàn phím, chuột, máy scan, máy in… bởi lẽ các chuyên gia thiết kế của iMac đã quyết định đoạn tuyệt với chuẩn giao tiếp SCSI. Kể từ khi iMac xuất hiện, các nhà sản xuất thiết bị cho ngành IT đã phải theo bước Apple cho ra đời những thiết bị có cổng USB. Có thể nói từ lúc đó khái niệm USB mới thực sự ra đời.
5. iMac- kẻ khai tử ổ đĩa mềm IT
Năm 1984, Apple là hãng đầu tiên sử dụng ổ đĩa mềm 3,5 inch của Sony nhưng 14 năm sau cũng chính họ là người đặt dấu chấm hết cho loại thiết bị này khi tuyệt nhiên không đưa ổ đĩa mềm vào trong iMac. Khi đó, báo chí đã chào đón iMac rất nhiệt liệt nhưng hầu hết đều cho rằng việc loại bỏ ổ đĩa mềm là một quyết định cần phải xem xét lại. IT Nhưng Apple đã tuyên bố: “Kể từ nay bạn chỉ cần truyền file thông qua Internet và mạng nội bộ mà thôi”. Apple đã đúng khi ngày nay gần như không còn một chiếc PC nào được xuất xưởng mà có ổ đĩa mềm và người dùng cũng không cảm thấy quá nhớ nó.
6. Tiêu chuẩn mới cho ngành thiết kế công nghiệp
Nếu khi nào đó bạn được nhìn thấy một chiếc máy tính có vỏ case bằng nhựa đục với nhiều màu sắc bạn hãy cảm ơn Jonathan Ive – trưởng bộ phận thiết kế của iMac. Sau khi iMac chính thức góp mặt trên thị trường, việc sử dụng chất liệu nhựa đục nhiều màu sắc gần như đã trở thành một “chuẩn” chung cho hầu hết các sản phẩm điện tử cho đến tận những bây giờ.
7. iMac đã “hồi sinh” Steve Jobs
Năm 1985, sau một cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Apple, Steve Jobs đã bị ép buộc phải từ chức khỏi công ty mà ông là người đồng sáng lập. IT Năm 1997, khi Apple mua lại NeXT, Jobs đã đàng hoàng trở lại Apple với vị trí CEO. Cả thế giới khi ấy đã trông chờ xem liệu Steve Jobs có xoay chuyển được tình trạng bi đát của Apple hay không và cuối cùng thì ông cũng đã làm được. Sau khi “giải tán” gần như toàn bộ những dây chuyền sản xuất và những sản phẩm không có lợi nhuận, Apple trở lại thị trường với mình mẩy “đầy thương tật”. Nhưng sự thành công của iMac đã chứng minh một điều sự sáng tạo dưới triều đại của ông luôn tạo ra những sản phẩm xuất sắc. iMac thành công đồng nghĩa với Steve Jobs thành công và điều đó đã khiến cho các nhân viên của Apple đặt trọn niềm tin vào người thuyền trưởng của mình.
8. Cao hơn tất cả, iMac đã cứu cả Apple
Đến bây giờ người ta mới hiểu vì sao người đàn ông ấy lại cười tươi đến thế? Đơn giản vì iMac đã cứu cả công ty của ông.
Trong giai đoạn 1996-1997 giới truyền thông đã mạnh dạn tuyên bố rằng Apple gần như đã chết. IT Báo cáo tài chính của năm 1997 cho thấy Apple lỗ 878 triệu USD.
Sang năm 1998, dưới sự lãnh đạo mới của Steve Jobs, công ty này đã lãi 414 triệu USD trở thành năm đầu tiên Apple có lợi nhuận sau 3 năm liên tiếp thua lỗ. Kết quả này là sự thành công của chiến lược giảm thiểu chi phí sản xuất kết hợp với sự thành công về mặt doanh thu của iMac.
Nhưng thành công về mặt tài chính không thể nào so sánh được với sự thành công về mặt thương hiệu của Apple. IT Những sản phẩm đầy chất sáng tạo của họ đã giành được chiến thắng trong trái tim và suy nghĩ của khách hàng đồng thời chứng minh một điều rằng Apple vẫn có đầy đủ điều kiện để theo đuổi cuộc đua trên lĩnh vực công nghệ cao.
Ngày nay khi mà những thông tin về iTunes, iPod, iPhone tràn ngập các phương tiện thông tin đại chúng khiến người ta nhớ lại con đường mà những chiếc iMac đã đi cách đây tròn một thập kỷ IT .
Theo ICTnews/Macworld, InfoWorld