Lập trình hay Công nghệ Thông tin được xếp top các ngành có thu nhập cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên làm thế nào để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp và nhận mức lương lên tới 8-9 con số là điều không hề dễ dàng. Dưới đây là một số gạch đầu dòng có thể sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong ngành lập trình.
Để tiến xa hơn trong ngành Lập trình
1. Đặt mục tiêu rõ ràng
Để có một sự nghiệp thành công trong ngành lập trình, bạn cần biết chính xác đích đến. Bạn nên đặt rõ các mục tiêu cụ thể trong từng thời điểm. Ví dụ, 5 năm sau khi ra trường đặt mục tiêu làm ổn định tại một công ty, 3 năm tiếp theo mục tiêu là vị trí Project Manager…..
Khi đã đạt được mục tiêu này bạn cần chọn mục tiêu kế tiếp. Nên viết và đặt các tờ note tại những nơi dễ nhìn thấy hàng ngày để luôn nhắc nhở mình.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ như con tàu vô định tiến lên phía trước? Tương lai làm cùng một công việc với cùng một nhiệm vụ trong hàng thế kỉ đang chờ đón bạn.
2. Đầu tư vào kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là yếu tố đủ sau kiến thức chuyên môn để bạn chạm tay tới thành công. Vậy nên hãy phát triển hài hòa “phần cứng” và “phần mềm” để không một nhà tuyển dụng nào có thể từ chối bạn.
Developer Blogger nổi tiếng John Sonmez chia sẻ:“Là một Software Developer, tôi chắc rằng bạn cũng hiểu, đây không phải công việc đơn thuần chỉ viết code. Còn nhiều kỹ năng quan trọng khác cần thiết cho sự thành công của bạn.”

Bạn đừng nghĩ rằng, lập trình viên chỉ cần làm code chạy là đã hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó chỉ đúng trong thập kỷ trước, khi mà số lượng các lập trình viên còn đếm trên đầu ngón tay và không phải cạnh tranh với nhau. Ngày nay, các lập trình viên còn trực tiếp tìm kiếm khách hàng, chăm sóc hậu mãi, liên kết với các lập trình viên khác,….Vì vậy, kỹ năng mềm là yếu tố không thể thiếu đối với lập trình viên muốn thành công.
3. Lên kế hoạch tự học hỏi
Đôi lúc, các nhà tuyển dụng không cần người giỏi nhất mà đi tìm người phù hợp nhất. Họ thường hi vọng vào một ứng viên có những kế hoạch phát triển bản thân rõ ràng. Bởi một người luôn trăn trở tìm cách cải thiện bản thân sẽ sớm thành công và sẽ giúp những người xung quanh họ thành công theo.
Ở một thế giới mà công nghệ phát triển theo giây, người nào nắm giữ công nghệ mới trong tay sẽ trở thành người chiến thắng. Sớm nhận ra chân lý này, giáo tình của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech luôn được cập nhật mỗi 2 năm/ lần. Do đó, sinh viên sẽ được làm chủ các công nghệ mới nhất và trở thành người dẫn đầu. Đây là nền tảng vững chắc để xây dựng sự nghiệp thành công.
4. Tham gia vào cộng đồng
Nếu xác định sẽ theo và phát triển trong mảnh đất màu mỡ CNTT, lời khuyên dành cho bạn là hãy tham gia các cộng đồng. Đây là nơi giúp bạn phát triển kĩ năng và có thể chia sẻ những thông tin, thắc mắc trong quá trình học tập, làm việc.
Cộng đồng giúp bạn không cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong một ngành nghề nào đó. Cộng đồng còn giúp bạn cải thiện kỹ năng, đạt được nhiều tham vọng cao hơn cho bản thân và phát triển networking của mình.

Các lập trình viên có thể tham gia vào “Cộng đồng Aptech” để trao đổi tất cả thông tin về thủ thuật, công cụ lập trình với sinh viên Aptech và cộng đồng “Đi làm thôi – Aptech” để cập nhật các vị trí tuyển dụng, kỹ năng xin việc, bí quyết “hạ gục” nhà tuyển dụng,…
5. Tham gia các dự án ngoài giờ làm
Mỗi lập trình viên đều nên làm ít nhất một Side-project (dự án ngoài giờ làm). Đó cách tuyệt vời giúp bạn cải thiện trình độ chuyên môn, làm đẹp hồ sơ xin việc, kết nối với những người cùng lý tưởng, tạo thêm thu nhập hoặc chỉ đơn giản muốn giải trí sau giờ làm.
Khi vừa bảo vệ xong đồ án kỳ 1, Kiên và nhóm bạn của mình (lớp C1508I – Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech) đã nhận làm website bán hàng cho một đối tác của trường. Kiên chia sẻ: “Trong quá trình làm việc với khách hàng, bọn em phát hiện ra bản thân còn thiếu nhiều lắm nhưng nhờ vậy mới rút ra được kinh nghiệm để lần sau không mắc phải nữa”.
Kiên và bạn làm dự án website bán hàng cho khách hàng
Còn anh Đoàn – người đặt hàng website bán hàng nhận xét về nhóm bạn của Kiên sau khi nhận sản phẩm như sau: “Anh tin tưởng sinh viên Aptech vì các bạn tư duy tốt, năng động nhưng cũng giống như các bạn sinh viên khác ở chỗ kinh nghiệm thực tế còn non. Kiến thức và kỹ năng sẽ được nhà trường cung cấp còn kinh nghiệm thì chỉ tích lũy được thông qua làm dự án thực tế”.
6. Chuyên môn hóa
Có hai hướng để phát triển sự nghiệp: “chuyên môn hoá” và “phát triển tổng hợp”. Phát triển tổng hợp là bạn càng biết nhiều về các lĩnh vực càng tốt. Trong khi chuyên môn lại là trở thành một chuyên gia, am hiểu được một lĩnh vực. Vậy nên chọn hướng phát triển nào?
Không thể phủ nhận việc phát triển tổng hợp giúp bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, tuy nhiên đi theo hướng này dễ mắc phải trường hợp biết nhiều nhưng mỗi thứ biết một ít, chẳng đâu ra đâu.
Sinh viên Aptech được đào tạo bài bản 31 môn chuyên ngành trong 2 năm gồm rất nhiều kiến thức từ Web, Lập trình mobile, Lập trình Ứng dụng, Cloud Computing (Điện toán đám mây),… cho tới đa dạng các ngôn ngữ Java, PHP, .NET,…..Nhưng thông thường, mỗi bạn chỉ chọn cho mình 1 ngôn ngữ, 1 công nghệ để tập trung phát triển bản thân.
Sinh viên Aptech được đào tạo bài bản 31 môn chuyên ngành trong 2 năm học
Có một sư thật mà bạn không thể phủ nhận rằng: các chuyên gia luôn được mọi người săn đón, có mức lương cao hơn, được trả phí theo giờ, và họ xây dựng danh tiếng nhanh hơn. Ngoài ra, hưởng thụ được cảm giác biết về một mảng lập trình hoặc một công nghệ sâu hơn những người bình thường khác sẽ làm cho bạn cảm thấy “phổng mũi”.
Tóm lại, lập trình hay CNTT là mảnh đất màu mỡ cho bất kỳ ai đam mê lĩnh vực này. Tuy nhiên hãy tỉnh táo để trở thành người dẫn dầu. Hãy thông minh khi lựa chọn, việc trở thành một con cá lớn trong cái hồ nhỏ cũng đáng để thử đấy chứ!