Khi bắt đầu công việc ở bất cứ lĩnh vực nào, chắc hẳn bạn sẽ đặt kỳ vọng khá cao vào nó, nhưng mọi thứ sẽ không thể diễn ra như ý bạn muốn. Vậy, đi làm là chỉ chăm chăm vào những gì được giao hay tập trung vào một dự án đầy tham vọng? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
1. Đừng ngại tìm hiểu công việc của 1 Developer
Bạn sẽ không cần phải tìm hiểu quá nhiều nếu có phương châm chỉ làm đủ những việc được phân công. Bạn cũng sẽ không thể thăng tiến nếu cấp trên chỉ yêu cầu giải quyết nhiều việc hơn hay đảm nhiệm những công việc nhàm chán. Hãy chấp nhận đi chậm lại, thực hiện những điều đúng đắn và đọc nhiều về những nguyên tắc cơ bản thông qua những cuốn sách chuyên ngành.
Chẳng hạn như, làm cách nào để bạn có thể phát triển chuyên môn trong lĩnh vực được nhiều người quan tâm như là Machine Learning (phương pháp phân tích dữ liệu tự động hoá xây dựng mô hình phân tích). Đó là lúc bạn cần dành nhiều thời gian cho chúng.
2. Quản lý công việc & chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của mình
Đừng ôm quá nhiều việc nếu như bạn không tin rằng người đó sẽ cho bạn một công việc tốt hơn những người khác. Khi đó, bạn chỉ giải quyết những công việc bình thường hay góp nhặt một vài kinh nghiệm nghề nghiệp đơn thuần nào đó.
Nếu công việc đó không tăng thêm giá trị nghề nghiệp, mọi người có lẽ sẽ không quan tâm về nó. Chính vì thế, miễn là không phải thực hiện theo yêu cầu của người khác, bạn chỉ cần có một chút nỗ lực với nó là đủ. Sau ba năm, nếu bạn không chuẩn bị cho một điều gì đó lớn hơn hay tệ hơn, cách tốt nhất để thăng chức là bạn nên nghỉ việc.
3. Thừa nhận sự “kém nỗ lực” hay “nỗ lực thái quá”, và cách tránh chúng
Có nhiều người với nỗ lực thấp lại có thể trụ lại làm việc ở công ty trong nhiều năm. Đó không phải là một chiến lược tệ nếu bạn muốn “an cư lập nghiệp”, nhưng tôi thì không. Người ta nói rằng, người duy nhất bị đuổi việc cho sự kém nỗ lực của bản thân là người hoàn toàn thất bại, vì họ đã tạo cơ hội việc làm cho người khác.
Bên cạnh đó, những người có nỗ lực thái quá sẽ làm gia tăng khối lượng việc cho cấp trên và đồng nghiệp của họ. Tất nhiên, không phải là không cho phép các bạn làm việc chăm chỉ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tiếp thu kinh nghiệm khi bạn có thể. Tuy nhiên, nỗ lực thái quá sẽ gắn liền với tham vọng thái quá, có lẽ, nó sẽ nguy hiểm hơn những người kém nỗ lực. Nó có thể làm bạn bị thôi việc và sẽ thúc đẩy vấn đề đó xảy ra nhanh hơn. Nếu bạn đang mắc kẹt giữa hai vấn đề, hãy chọn cách riêng cho mình.
4. Đừng bao giờ đòi hỏi sự cho phép trừ khi nó thật sự cần thiết
Bạn muốn giành một tuần kiểm chứng sáng kiến của chính mình? Đừng đòi hỏi sự cho phép từ cấp trên, vì bạn sẽ không có được nó. Nhìn từ khía cạnh của họ, bạn đang muốn có quyền đùn đẩy trách nhiệm khi dự án của bạn không thành công. Bởi vì là cấp trên, nên trong một vài trường hợp, để tránh việc không thu lại kết quả mong muốn như đã hứa, ông ấy có thể từ chối việc đùn đẩy trách nhiệm của bạn.
Tất nhiên, khi bạn bắt đầu thực hiện một điều gì đó có nhiều nguy hiểm cho chủ công ty hay bạn biết rằng ông ấy sẽ chấp nhận lời thỉnh cầu của mình, hãy mạnh dạn nói với sếp. Nếu rủi ro ít và phù hợp với công ty (hay bất cứ công việc lập trình nào mà thời gian của bạn giành cho nó là không đáng kể), đừng xin phép công ty. Hãy cứ thực hiện nó, và thực hiện một cách tốt nhất có thể.
5. Bạn không có lỗi khi sử dụng thời gian của chính mình
Đừng bao giờ xin lỗi vì một khía cạnh thất bại của dự án. Bởi vì điều đó sẽ khiến mọi người mặc định bạn là một nhân viên cấp dưới, và là người cần được giám sát nhiều hơn. Sau khi trình bày về sáng kiến của chính mình, đừng nói với cấp trên rằng, “Đừng quá lo lắng, tôi sẽ cố gắng giải quyết nó”. Nếu công ty của bạn không để bạn thực hiện nhiệm vụ của mình trong giờ làm việc chính thức, bạn không cần phải giải quyết việc đó thay họ với bất cứ lý do gì. Hãy tôn trọng thời gian của mình, hoặc là sẽ không có ai làm điều đó cho bạn. Nhớ nhé các Developer.
6. Học CS666
(cái mà nhiều người gọi là sự cải cách của Sofware Developer) và bạn sẽ thường quên nó. Hãy từ chối học nó, bạn sẽ nhớ nó mãi!
Mỗi ngày trôi qua, chúng ta sẽ có xu hướng nhìn thấy giá trị trong kỹ năng tổng quát; như Functional programming (Lập trình hàm) hơn là Spring/Hibernate, Algorithms (Thuật toán) thay vì thói quen sử dụng hệ thống kế thừa của Java 1.4. Thật sự, CS666 không tuyệt hảo, nhưng nó làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp bằng cách mà một ngôn ngữ lập trình không bao giờ có được. Nếu bạn học CS666, bạn sẽ có được một vài khoảng thời gian để thở, quên nó đi và tập trung làm việc. Nếu bạn không học nó, phong cách nghề nghiệp của bạn sẽ được định hình bởi những người giỏi hơn.
7. Đừng cố gắng chứng minh cấp trên của bạn hoàn toàn sai
Khi một kỹ sư trẻ (Developer trẻ) cảm thấy ý tưởng của mình hay hơn cấp trên của họ, nhưng lại không tìm thấy được sự ủng hộ, họ thường cảm thấy mình bị bế tắc trong nhiều giờ đồng hồ.
“Phải chứng minh được cấp trên hoàn toàn sai… bằng cách hy sinh thời gian của mình cho những thứ vốn dĩ là của họ”!
Thật đáng tiếc, nhưng tôi phải nói rằng, cho dù bạn cố gắng suốt những ngày cuối tuần (ngoài trừ một cơ hội hiếm hoi, như là trường hợp sản xuất khẩn cấp), để dự án của mình được thông qua, thì cấp trên của bạn cũng không bận tâm về điều đó. Hãy giành thời gian, sức lực cho những “viễn vông” khác của bản thân, thay vì cố gắng ghi điểm bằng một cây gậy vỡ. Khi cấp trên bị một ai đó làm “bẽ mặt”, họ sẽ không tạo cơ hội thăng chức cho cá nhân đó. Nếu bạn thành công, sẽ không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn thất bại, thì sẽ có rất nhiều điều để nói.
(còn tiếp…)
Theo Lifehacker.com