200 câu hỏi được gửi tới 3 vị khách mời là ông Bùi Trần Lượng – Phó giám đốc công ty phần mềm Luvina, ông Phan Phương Đạt – nguyên Phó tổng giám đốc công ty phần mềm Fsoft và ông Lê Hồng Hải – Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập tình viên Quốc tế Aptech trong buổi tư vấn trực tuyến sáng 13/4.
Nỗi lo thất nghiệp sau khi ra trường; liệu ngành CNTT có bạc? Đâu là hướng đi đúng đắn của 1 lập trình viên… là những vấn đề được đông đảo độc giả đặt ra trong buổi phỏng vấn. Mỗi khách mời có quan điểm riêng về nghề Lập trình viên nhưng lời khuyên chung dành cho các bạn trẻ đã đang và sẽ theo đuổi giấc mơ lập trình là: Hãy kiên trì, tích lũy rồi bạn sẽ thành công.
Ông Trần Bình Lượng, phó giám đốc Công ty phần mềm Luvina.
Với góc độ Luvina.
Luvina chuyên làm về outsource. Trong thị trường các công ty phần mềm ở Việt Nam thì có các công ty phần mềm nội địa và các công ty sản xuất và gia công cho nước ngoài. Luvina là công ty chuyên gia công phần mềm cho nước ngoài. Chúng ta nhận nguyên phụ luyện của nước ngoài về chế biến để ra 1 sản phẩm hoặc 1 phần sản phẩm và đưa ra nước ngoài. Phần sản xuất các công ty phần trong nước, chúng tôi không có nhiều thông tin.
Với outsource thì trong năm qua có 1 sự tăng trưởng rất lớn. Có 1 lưu ý anh Đạt có nhắc đến tức là nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu. Việc tăng trưởng ở đây không phải là chuyện bán được hàng, ngành phần mềm là ngành yêu cầu chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu về chất lượng và công nghệ cao của nước ngoài. Nếu lấy nguồn nhân lực của Việt Nam làm cơ sở, nói cách khác là nguồn lực chỉ từ Aptech và các trường công nghệ ra mà chúng ta phát triển được 50% thì chuyện đó là chuyện không tưởng.
Tuy nhiên có một vấn đề tôi đặt về chất chứ không phải về lượng. Tăng trưởng về lượng là thị trường rất tốt, rất nhiều lợi nhuận, nhưng phần chất, tôi thấy là một điều đáng mừng. Đó là qua những bước tăng trưởng mà công ty có những nguồn thu và việc đầu tư về mặt chất thì chúng tôi nhận thấy người Việt Nam nếu biết tổ chức chúng ta có thể làm được những sản phẩm bán được ra nước ngoài. Điều này mọi người có thể nghĩ đơn giản nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Nó giống hệt như ngành café chúng ta sản xuất cafe đứng thứ 2 thế giới nhưng chúng ta không nổi tiếng về sản phẩm và phần giá trị Việt Nam thu được chỉ khoảng tầm 10%.
Ngành phần mềm có lẽ qua năm vừa qua thì chúng tôi ngoài tăng trưởng về lượng thì về mặt chất chúng tôi yên tâm hoàn toàn rằng người Việt Nam cùng khả năng tổ chức của người Việt Nam có thể đáp ứng đưa ra những sản phẩm theo yêu cầu của thế giới. Còn về việc khai thác phát triển ntn thì các biện pháp chúng tôi áp dụng như tổ chức các đào tạo và tuyển dụng Aptech thì cũng không phải vấn đề 1 năm 2 năm mà là vấn đề của 5 năm 10 năm.
Thị trường lao động của chúng ta ntn khi đối mặt công ty phần mềm là như các phụ huynh nói là vất vả trong 2,3 năm trước mắt, trong khi ngân hàng vào lương được ngay 6,7,10 triệu ngay. Chúng tôi thấy rằng ngân hàng sau khoảng 5 năm vừa rồi thì ngành ngân hàng hết sức khó khăn.
Như vậy Luvina đã khẳng đinh được “Chất” với các công ty phần mềm Nhật, một thị trường hết sức khắt khe và khó tính. Đây là một tín hiệu vui đối với ngành phần mềm Việt Nam. Chúng ta thấy rằng nhân lực ngành phần mềm, trước đây trong nhiều năm bị nhiễu bởi rất nhiều lương của các ngành khác như bất động sản, ngân hàng… Ông có thể khái quát trong 3 năm tới thì với ngành phần mềm thì hướng phát triển như thế nào?
Chúng ta có thể thấy yêu cầu về chất lượng và sản phẩm của nước ngoài thì họ không điều chỉnh dựa vào Việt Nam cung cấp được cái gì. Nền kinh tế họ vẫn chạy và họ vẫn thuê công ty nào đó, mọt đất nước nào đó làm gia công, họ không có điều chỉnh vì Việt Nam chúng ta nhân lực phần mềm thấp nên họ đưa sản phẩm cấp xuống để chúng ta gia công. Vậy thì phát triển chúng ta sẽ là lựa chọn. Các công ty phần mềm chúng tôi chấp nhận rằng chúng tôi không thể thay đổi một xã hội mà các bạn đều có thể nhìn thấy rằng dù các bạn ở đây đều là sinh viên của ngành phần mềm và lựa chọn ngành phần mềm nhưng anh chị em họ hàng bạn bè của tôi trong suốt 5,7 năm vừa rồi họ chỉ xin vào ngành ngân hàng, chứng khoán. Cứ vào đại học là chọn ngân hàng, không lẽ cả nước chúng ta định kinh doanh ngân hàng. Các công ty phần mềm chúng tôi không thay đổi được cái đó, chúng tôi không đủ sức pr, chúng tôi không có đủ sức định hướng. Nhiệm vụ duy nhất của chúng tôi là gạn trong những nguồn nhân lực như vậy và tổ chức những gì mà chúng tôi thấy phù hợp với người Việt Nam. Tôi chắc chắn công ty phần mềm Việt Nam sẽ không làm được những gì như Google. Tôi biết khi đi học IT ai cũng có mong muốn khi code 1 cái sẽ được sản phẩm như Google, như Yahoo. Ngay cả những sản phẩm Iphone tôi thấy những bạn Việt Nam bán được 30.000$ 50.000$, tất cả chúng ta có ước mơ như vậy. Và các bạn biết đó là thiểu số. Còn cái thực sự, cái core value để các bạn phát triển chính là định hướng. Những công ty phần mềm như chúng tôi sẽ có gắng kiên định tạo ra những sản phẩm có chỗ đứng. Chỗ đứng đó cũng phụ thuộc vào định hướng của các bạn. Cái này các bạn chịu ảnh hưởng rất nhiều của bố mẹ. Đang làm thì bố bảo mày về đi bố chuẩn bị về hưu, có một chân. Hay tác động của xã hội, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều bạn khi phỏng vấn thì bố mẹ nói bạn đang làm công ty này thì được thế này công ty kia thì được thế kia.
Nó có những câu chuyện tại thời điểm đó thì không nói chuyện được, ví dụ trước đây năm 2006 khi các ngành ngân hàng bung ra, thì tất cả các lập trình viên tầm key leader của những công ty phần mềm chúng tôi thì ra làm quản trị mạng. Lúc đó key leader của chúng tôi lương khoảng 5, 6 triệu, còn lương của nhân viên quản trị mạng tầm 7,8 triệu. Và đến bây giờ sau khi ngân hàng hoạt động thế này thì hàng ngày các bạn đó vẫn chăm sóc server của ngân hàng, và lương khoảng 9, 10 triệu. Còn lập trình viên từng thời gian đó đi code các bạn được khoảng 15, 16 triệu.
Vậy thì làm được gì chúng tôi sẽ cố gắng làm tối đa cái mình có thể, và đầu vào sẽ là trên cơ sở sự ủng hộ, định hướng của các bạn. Thế còn đầu ra thì luôn luôn khách hàng đợi ngoài kia, họ luôn luôn đứng ngoài kia rồi và nếu chúng ta làm tốt, rẻ thì họ làm với chúng ta còn nếu không thì họ chọn đối tác khác. Việc chúng tôi làm là làm tốt nhất những cái chúng tôi có thể, còn định hướng phụ thuộc rất nhiều vào đầu vào, vì đầu ra thì không thay đổi được rồi.
Trong vòng 5 năm tới, các làn sóng như ngần hàng chứng khoán sẽ lại rộ lên, ban đầu là bất động sản, sau đấy có thể rộ lên telecom và sau đấy có thể có nhiều làn sóng nữa. Có thể trong 5, 10 năm nữa phải bước qua 1, 2 cái sóng như vậy chúng ta mới nhận ra à ngành phần mềm cũng có giá trị của nó, chỉ có điều nó sẽ phát triển chậm. Những gì Aptech làm được như ngày hôm nay có thể góp phần rút ngắn thời gian đó, sẽ có lợi cho từng cá nhân, đất nước và những doanh nghiệp phần mềm.
Chúng ta có thể thấy Việt Nam gặp nhiều làn sóng. Liên tiếp các cơn sóng và đôi khi người dân chúng ta say sóng quá. Ví như có chứng khoán cả xã hội say chứng khoán, kể cả người già cũng chơi chứng khoán. Có 1 làn sóng dịch chuyển nhân sự từ IT chứng khoán. Hôm nay chúng ta không bàn về chính trị nhưng chúng ta cũng thấy hiện nay Trung Quốc có rất nhiều các chiến lược bành chướng. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng tới nhiều hợp đồng của các ngành, như ngành phần mềm trước đây của Trung Quốc bao trùm hết. Ông nhận định thế nào về cơ hội cho ngành phần mềm Việt Nam hiện nay.
Câu chuyện này năm ngoái bọn tôi cũng có gặp, tức là năm ngoái các bạn cũng biết có những vụ mâu thuẫn giữa TQ với NB, thậm chí TQ có biểu tình và nhiều chuyện khác nữa. Lúc đó mình cũng quan sát xem khách hàng NB có động thái ntn. Vì câu chuyện TQ+1 đã nói đến rất nhiều rồi. Hiện tại cũng chưa có tổng kết nào nghiêm túc trong công ty song cảm giác VN hiện nay không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Cái mà họ cần ở mình vẫn là chất lượng của mình.
Ông Phan Phương Đạt, Nguyên Phó tổng giám đốc Fsoft
Nên nếu nhìn vào cơ hội của công ty phần mềm xuất khẩu ở VN thì gọi là cơ hội ở ngoài thì vô vàn vì thị trường quá lớn, còn cái mình thực sự đang khó chính là nguồn lực. Doanh nghiệp có 2 việc chính cần giài quyết: 1 là kiếm được hợp đồng về và 2 là có nguồn lực để thực hiện hợp đồng đó. Càng ngày vấn đề thứ 2 càng cấp bách vì khách hàng thì có rất nhiều rồi chỉ sợ doanh nghiệp VN có đáp ứng được không.
Ở VN xã hội có nhiều ảnh hưởng, các bạn trẻ bây giờ rất muốn làm giàu nhanh. Song thực tế cho thấy cái gì cũng có giá của nó, không phải bỗng nhiên mình được tiền, thường phải trả giá một cái gì đấy. Đúng là ngành phần mềm phải nói là vất vả, thực sự là như vậy. Chúng ta suốt ngày ngồi trên máy tính lao động trí óc, 1 lao động rất căng thẳng, phải ngồi máy tính gõ code suốt, chính vi thế các công ty phần mềm có thể có rất nhiều các biện pháp khác để cân bằng lại, qua các hoạt động phong trào…
Song tôi nghĩ nếu bản thân đã quyết theo nghề chuyên môn thì mình phải chấp nhận theo sự tích lũy đấy để năng lực chuyên môn của mình được nâng cao lên. Và một khi đã cao thì mình sẽ gặt hái được rất nhiều, giống như bất kì một ngành chuyên môn nào khác như kĩ sư, bác sĩ, thầy giáo… không có ngành nào một phát giỏi ngay được, mà phải có sự tích lũy nghề nghiệp. Cá nhân tôi thấy những người kiên trì tích lũy thì cho dù về sau họ có làm ở fsoft hay không hay họ chuyển ra ngoài kinh doanh riêng cho bản thân thì đêu thành công. Có rất nhiều các tấm gương ở nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… Họ có chia sẻ làm xuất khẩu phần mềm thì mình kiếm được 1 đồng doanh số thì thu được 10 đồng tri thức. Hiện tại có rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đi ra nước ngoài. Mỗi năm chúng tôi có vài trăm bạn trẻ ra nước ngoài làm việc, tiêp xúc với nhiều khách hàng lớn. Qua đó các bạn sẽ học hỏi được rất nhiều. Ngay lúc đó có thể chưa ra tiền song sau này khi cần đến thì đó sẽ là cơ hội rất tốt để xây dựng sự nghiệp. Đây không phải là lý thuyết mà đều rút ra từ thực tiễn của Fsoft. Bởi vậy các bạn trẻ nên kiên định một chút, đừng vội quá, mới 20 tuổi. Hãy dành thời gian làm thật tốt ngành CNTT, trong thời gian đó phấn đấu tích lũy kinh nghiệm. Và đã làm nên cố gắng hết sức, đừng làm nửa vời và chờ đợi 1 cơ hội khác, như vậy dễ dẫn đến mất cả chì lẫn chài.
(Còn tiếp)
|