Cùng với việc ưu tiên sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sử dụng phần mềm (PM) mã nguồn mở sẽ được khuyến khích, tạo điều kiện tốt hơn.
Sự phát triện mã nguồn mở tại Việt Nam
Theo quyết định 51/2007/QĐ-TTG, đến năm 2010, Việt Nam sẽ lọt vào danh sách 15 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hấp dẫn nhất trên thế giới. Quyết định nêu rõ, việc phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt cho sự thành công của công nghiệp phần mềm (CNPM). Giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực PM xuống bằng mức trung bình trong khu vực và sẽ tập trung phát triển một số PM trọng điểm thay thế các PM nhập khẩu.
Theo dự báo của các chuyên gia CNTT, ngành CNPM Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 35-40% vào năm 2010. Tổng doanh thu từ PM và dịch vụ PM đạt trên 800 triệu USD/năm, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 40%. Tổng số nhân lực phát triển PM và dịch vụ PM đạt từ 55.000 người đến 60.000 người.
Một nội dung quan trọng của quyết định này là thành lập Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung thông tin số Việt Nam – tổ chức sự nghiệp công lập, trực thuộc Bộ Bưu chính – Viễn thông. Viện này có chức năng phối hợp, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy CNPM Việt Nam phát triển.
Theo Dân trí