Một chiếc máy PC chơi game có thể ngốn của bạn tới hàng nghìn USD, nhưng nếu biết chọn phụ kiện và kết hợp chúng lại với nhau thì số tiền bạn bỏ ra chưa tới 1000USD. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tự xây dựng cho mình một hệ thống PC chơi game có giá 800USD. Mức giá này chưa bao gồm màn hình, tuy nhiên giá đã tính cả chi phí tiền bản quyền hệ điều hành (gần 80USD).
Tất nhiên, với mức giá 800USD, bạn không thể nào xây dựng cho mình một hệ thống chơi game “trong mơ” mà những đề xuất đưa ra ở đây chỉ mang tính tương đối nhưng cũng khá chi tiết, và xét ở nhiều góc độ là có thể chấp nhận được. Chỉ với 800USD, mức giá mà một hệ thống PC làm việc thông thường cũng có thể đạt được, bạn có thể sắm cho mình một chiếc PC chuyên để chơi game, và tất nhiên là vẫn có thể sử dụng chúng để làm việc bình thường.
Gợi ý hệ thống PC hợp lý để chơi game phù hợp
Bộ xử lý: Core 2 Duo E6550 (170$)
Core 2 Duo E6550 có sức mạnh vượt trội khi xung nhịp được nâng lên 2.33GHz, cache 4MB, FBS lên tới 1333MHz và được sản xuất trên dây chuyền công nghệ 65-nm. Tuy không được mới lắm nhưng E6550 vẫn là lựa chọn khá tốt; còn nếu bạn chọn các CPU Intel 4 lõi (45-nm) thì mức giá sẽ cao hơn nhiều, và khi đó bạn sẽ phải hy sinh các thành phần khác.
Bo mạch chủ: ASUS P5K Pro (132$)
Bo mạch chủ (BMC) này được tích hợp nền tảng chipset P35 khá mới và có nhiều ưu điểm vượt trội như hệ thống tản nhiệt tốt hơn, ép xung cao hơn, tiết kiệm năng lượng hơn… ASUS P5K Pro có 2 khe cắm PCIe để hỗ trợ hai card đồ họa cắm song song. BMC còn hỗ trợ các CPU 45-nm của Intel, bao gồm cả chip 4 lõi với FSB lên tới 1600MHz. Chỉ duy nhất một điều đáng tiếc là BMC chỉ hỗ trợ DDR2 chứ không phải là DDR3 (cấp độ cao hơn).
Bộ nhớ RAM: 2G Corsair Twĩn 2 6400 (750$)
Theo đánh giá, một hệ thống PC chơi game có RAM DDR2 800MHz dung lượng 2GB đã là khá ổn rồi.
Card đồ họa: GeForce 9600 GT (180$)
GeForce 9600 GT là thế hệ card đồ họa mới nhất của Nvidia, hỗ trợ rất tốt các tác vụ chơi game và đồ họa. Với mức giá 180USD thì đây có thể coi là một chiếc card đồ họa rất đáng giá.
Ổ cứng Seagate 7200.10 160G (53$)
Với một hệ thống PC chơi game, ổ cứng dung lượng càng lớn và tốc độ vòng quay càng lớn thì càng tốt. Tuy nhiên, trong sự tương quan tới các thành phần khác, thì một chiếc ổ cứng mới nhất của Seagate (Seagate 7200.10), dung lượng 160GB và tốc độ vòng quay là 7200 vòng/phút sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn.
Ổ quang: Lite-On LH20A4P
Trong thời gian qua, giá các loại ổ quang đã giảm đi nhanh chóng giúp mang lại nhiều cơ hội hơn cho người sử dụng. Một chiếc ổ quang như Lite-On LH20A4P (ghi DVD-R/ +R 20x; ghi DVD 8x lớp kép; ghi DVD-RAM 12x; và ghi CD 48x) sẽ là lựa chọn tốt mà giá cũng chỉ có 30USD.
Thùng máy Cool Master Centurion RC-534 (80$)
Cooler Master vẫn là dòng sản phẩm yêu thích nhất của giới game thủ. Tuy nhiên, giá các sản phẩm Cooler Master cũng chênh lệch nhau khá lớn. Với một chiếc PC chơi game 800USD thì RC-534 sẽ là một chiếc case phù hợp, bởi nó vừa đảm bảo được tính mỹ thuật vừa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật (hệ thống làm mát chạy rất êm). Đằng trước thùng máy có 2 cổng USB, 1 cổng FireWire, và các khe cắm headphone/microphone.
Bộ nguồn Cooler Master 430W (kèm theo case)
Tất nhiên, bộ nguồn với công suất 430W như Cooler Master 430W không thể dành cho những hệ thống chơi game cao cấp, nhưng nó cũng đủ mang lại sức mạnh cho những hệ PC chơi game trung cấp.
Hệ điều hành: Windows XP Home (74$)
Với những hệ máy tính Windows hiện nay phục vụ chơi game thì tốt nhất vẫn là Windows Vista, tuy nhiên giá của hệ điều hành này lại cao hơn so với Windows XP. Cụ thể, một bản OEM của Windows XP Home giá khoảng 75USD, trong khi Vista Home Basic là 90USD, và Vista Home Premium là 110USD . Nếu sử dụng hệ điều hành Vista thì số tiền tổng cộng sẽ vượt qua 800USD. Tất nhiên, nếu sử dụng Windows XP, bạn sẽ phải hy sinh các tính năng rất hấp dẫn của Vista như Mobility Center, Sideshow, Media Center, Remote Desktop, DVD Maker, Movie Maker, và nhiều thứ khác nữa.
Tuy nhiên, nếu sử dụng Windows XP thay vì Vista Home Premium, bạn đã tiết kiệm được 35USD và số tiền này sẽ dùng để bù đắp cho những phần cứng khác, chẳng hạn như card đồ họa, hoặc bộ nguồn.
Văn Hân – (PCW)